LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 40

Tráng trục xuất hoàn toàn khỏi Đàng Ngoài. Về Áo Môn, Đắc Lộ được cấp
trên chỉ định làm giáo sư Thần học tại Học viện « Madre de Deus » (Mẹ
Đức Chúa Trời). Ngày 16-1-1631, Đắc Lộ viết một thư dài bằng chữ Bồ
Đào Nha, gửi cho Linh mục Nuno Masscarenhas ở La Mã, là phụ tá Bề trên
Cả Dòng Tên vùng Bồ Đào Nha. Thư dài trên ba trang rưỡi, viết dầy chi
chít trong khổ 20 x 30 cm. Nội dung bức thư là những hoạt động truyền
giáo của Pedro Marques và Đắc lộ trong hai ba năm trời ở Đàng Ngoài (3-
1627 đến 5-1630). Bức thư dài như vậy, chỉ thấy một chữ quốc ngữ là
Thinhuã (Thanh Hóa), ngoài ra không còn chữ nào khác

109

.

Tài liệu của Đắc Lộ viết vào tháng 5-1631

Đắc Lộ soạn bản văn này bằng La ngữ. Tác giả không ghi rõ niên

hiệu cũng như nơi soạn thảo, tuy nhiên nội dung cho ta biết được là viết
vào khoảng tháng 5-1631, lúc ông đã rời Đàng Ngoài về Áo Môn được một
năm. Tài liệu này hiện lưu trữ tại Văn khố của Hàn lâm viện Sử học Hoàng
gia ở Madrid

110

, khác với các tài liệu trên được giữ tại Văn khố Dòng Tên ở

La Mã. Tác giả thuật lại việc từ lúc ông tới Cửa Bạng ngày 19-3-1627 đến
lúc Linh mục Antonio F. Cardim đến Thăng Long ngày 15-3-1631. Tài liệu
dài hai trang rưỡi, viết nhỏ li ti trong khổ 16 x 23 cm. Bản văn này cũng chỉ
có mấy chữ quốc ngữ sau đây

111

:

Sinoa : Xứ Hóa (Thuận Hóa).

Anná : An Nam.

Sai : Sãi. Các vị Sư Sãi.

Mía : « Mía domũ vocabant »

112

(Họ gọi là nhà Mía). Về chữ mía

chúng tôi không rõ bây giờ phải viết thế nào ? Chỉ biết rằng, theo văn mạch
thì hiểu được chữ đó có nghĩa là nhà tạm trú.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.