LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 51

in trong Phần II cuốn sách trên đây, nhưng khi xuất bản có khá nhiều thay
đổi, không những về số chương mà lại còn thêm bớt một số vấn đề, khác
với cuốn « Tunchinensis Historiae libri duo » hầu như giống hoàn toàn với
bản thảo.

Sau đây là những chữ quốc ngữ được Đắc Lộ ghi trong tài liệu, hầu

hết là những địa danh. Tài liệu có rất ít chữ quốc ngữ. Một điều khác làm
chúng ta thắc mắc là không hiểu tại sao vào năm 1647, Đắc Lộ còn ghi chữ
quốc ngữ luộm thuộm như vậy ? Thực ra, vào năm 1644 chữ quốc ngữ của
ông đã tiến khá nhiều, vậy mà ba năm sau ông còn ghi tương tự như năm
1636. Đó là điều làm chúng ta khó hiểu. Bây giờ chúng tôi xin trích ra
khoảng một phần ba tổng số chữ quốc ngữ trong tài liệu. Chúng tôi cũng
không ghi số tờ có chữ quốc ngữ, song vẫn trình bầy theo thứ tự trước sau
của tài liệu.

Ciam : Chàm. Kẻ Chàm, thủ phủ Quảng Nam Dinh. Nhiều khi tác

giả dùng để chỉ cả tỉnh Quảng Nam.

Ranran : Ran Ran. Tác giả có ý chỉ vùng Phú Yên.

Kẻ han : Kẻ Hàn. Cửa Hàn tức Đà Nẵng ngày nay.

on ghe bo : Ông Nghè Bộ. Viên quan cai trị Quảng Nam.

Ke cham : Kẻ Chàm.

Halam : Hà Lam. Cách Hội An chừng 30 cs về phía Nam.

Cai tlam, Caitlam : Cát Lâm. Ở gần Hội An.

ben da : Bến Đá. Xã Bến Đá.

Qui nhin : Qui Nhơn.

Nam binh : Nam Bình. Ở tỉnh Bình Định ngày nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.