LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 68

già : Già, Kẻ giảng An Rê Già, 50 tuổi, theo, đạo Công giáo được 4

năm.

: Vó. Kẻ giảng Chi Công Vó, 48 tuổi, theo đạo Công giáo được

11 năm.

nân : Nân. Kẻ giảng Chi Công Nân, 26 tuổi, theo đạo Công giáo

được 6 năm.

lồ : Lồ. Kẻ giảng An Tong Lồ, 27 tuổi, theo đạo Công giáo được 9

năm.

đôủ thành : Đông Thành. Tập sinh Đông Thành, 19 tuổi, theo đạo

Công giáo được 2 năm.

Kẻ chợ : Kẻ Chợ. Thủ đô Thăng Long.

So sánh hai tài liệu 1632 và 1637 của Gaspar d'Amaral, chúng ta

thấy rằng, năm 1637 ông đã viết một số chữ quốc ngữ khá hơn năm 1632.
Đó là những chữ : thầy, lạy, đàng ngoài, già, Kẻ chợ.

*

Nếu chúng ta lại đối chiếu cách ghi chữ quốc ngữ của Gaspar

d’Amaral với Đắc Lộ, ta thấy, ngay từ năm 1632, Amaral đã ghi rành hơn
Đắc Lộ năm 1636.

Đem so sánh thời gian có mặt ở Việt Nam tính đến năm 1632 thì

Amaral mới ở được 28 tháng rưỡi (ở Đàng Ngoài từ tháng 10-1629 đến
tháng 5-1630 và từ trung tuần tháng 3-1631 đến hết tháng 12-1632), còn
Đắc Lộ đã ở được 57 tháng (ở Đàng Trong từ tháng 12-1624 đến tháng 7-
1626, và ở Đàng Ngoài từ tháng 3-1627 đến 5-1630). Quả thật, tuy Amaral
mới ở Đàng Ngoài 28 tháng rưỡi mà đã viết chữ quốc ngữ khá hơn Đắc Lộ
nhiều. Hơn nữa trong bản tường trình 1632, Amaral đã chen vào nhiều chữ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.