LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 75

của Dòng Tên ở Áo Môn]

152

Phó Giám tỉnh

153

Nhật Bản, để ông chủ tọa và

thâu thập các ý kiến viết tay, rồi sau đó thảo luận vấn đề cho chu đáo).

Sau khi sơ lược về hình thức tài liệu năm 1645, bây giờ chúng tôi

xin trích ra những chữ quốc ngữ trong bản văn :

Tau rữa mầï nhần danh Cha, uà con, uà spirito santo

154

: Tao rửa

mày nhân danh Cha và Con và Spirito Santo. Ngày nay đọc là : Tao rửa
mày nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Lúc đó, các nhà truyền giáo ở
Việt Nam đã biết từ ngữ Thánh Thần, nhưng chưa dùng, mà còn dùng từ
ngữ Bồ Đào Nha là Spirito Santo.

Taü lấÿ tên Chuá, tốt tên, tốt danh, tốt tiẽng

155

: Tao lấy tên Chúa,

tốt tên, tốt danh, tốt tiếng.

Vô danh, Cắt ma, Cắt xác, Blai có ba hồn bãÿ uía, Chúa blòÿ ba

ngôy nhấn danh

156

: vô danh, cất ma, cất xác, Trai có ba hồn bẩy vía, Chúa

trời ba ngôi, nhân danh.

Nhâň danh Cha

157

: nhân danh Cha. Về chữ nhân, chỉ có một lần

viết là nhần (f. 35r), một lần viết là nhấn (f. 36r), còn 18 lần khác đều viết
nhâň.

Phụ, Tữ, sóũ, ngot, cha Ruôt, con Ruôt

158

: Phụ, Tử, sống, ngọt, cha

ruột, con ruột.

Theo vấn đề chúng ta đang bàn, thì chữ quốc ngữ trong tài liệu, mới

là vấn đề quan trọng của chúng ta. Còn nội dung chính yếu của tài liệu là
mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt Nam. Trong 35 Linh mục tham dự hội
nghị, có 31 vị đồng ý hoàn toàn về mô thức mà chúng ta đã biết, còn hai vị
là Ascanius Ruidas và Carolus de Rocha có thái độ trung lập (hai L.m. này
đến ở Đàng Ngoài từ năm 1647), riêng hai L.m. Đắc Lộ và Metellus
Saccanus chống đối hoàn toàn mô thức Rửa tội trên (Tau rữa mầï nhần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.