LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 78

172

cũng nghĩ vậy. Tôi là Phi-líp cũng nghĩ vậy. Tôi là Do-minh

173

cũng nghĩ

vậy. Tôi là An ton

174

cũng nghĩ vậy. Tôi là Giu ang cũng nghĩ vậy).

Mấy câu trên đây có nghĩa là mô thức Rửa tội « Tau rữa mầï nhân

danh Cha và Con và Su-phi-ri-to sang-to » là đúng với tiếng Việt. Các giáo
hữu Việt Nam tin rằng, khi dùng 1 lần nhân danh Cha... cũng hiểu cho cả
Ba Ngôi Thiên Chúa, mà không cần phải nhắc lại mỗi lần : nhân nhất danh
Cha, và nhất danh Con và nhất danh Su-phi-ri-to sang-to.

*

Chúng tôi còn một số tài liệu chữ quốc ngữ nhưng là tài liệu viết tay

sau năm 1648, nên chúng tôi xin miễn bàn trong chương này, vì chúng tôi
đã muốn hạn định đến năm 1648 mà thôi.

Từ khi có dấu vết chữ quốc ngữ đến trước năm 1651, chúng tôi

chưa tìm được một bản văn nào hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ. Hy vọng
sau này có ai tìm thấy chăng. Nhưng từ năm 1651, chúng ta thấy xuất hiện
hai tài liệu vô cùng quý giá hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ, đó là hai cuốn
sách của Đắc Lộ in tại La mã năm 1651, mà chúng tôi bàn trong chương
liền đây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.