LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 79

3. LINH MỤC ĐẮC LỘ SOẠN THẢO VÀ CHO

XUẤT BẢN HAI SÁCH CHỮ QUỐC NGỮ ĐẦU

TIÊN NĂM 1651

Việc L.m. Đắc Lộ, người đầu tiên cho xuất bản hai cuốn sách chữ

quốc ngữ, đã được nhiều người bàn tới. Tuy nhiên chúng tôi cũng muốn ghi
lại đây một cách tổng quát công trình của ông, để bạn đọc có một quan
niệm rõ rệt hơn về tiến trình chữ viết chúng ta ngày nay. Chương này đề
cập tới hai điểm chính : Đắc Lộ học tiếng Việt cho xuất bản hai cuốn
sách chữ quốc ngữ.

Trước khi vào chính vấn đề, chúng tôi xin sơ lược tiểu sử Đắc Lộ.

Thực ra, hai chương trên cũng đã giúp bạn đọc hiểu qua về tiểu sử của ông.
Nhưng chúng tôi muốn ghi lại ở đây cho thứ tự hơn, nhất là muốn đặt tiểu
sử của Đắc Lộ trong chương dành riêng cho ông.

Đắc Lộ tức Alexandre de Rhodes sinh tại Avignon

175

ngày 15-3-

1593

176

trong một gia đình gốc Do Thái và có quốc tịch Tòa Thánh La Mã.

Cha của Đắc Lộ là một nhà quý phái ở Avignon, có tên là Bernardin II de
Rhodes và có 8 con. Người con cả là Jean, Tiến sĩ Luật khoa, người thứ hai
là Đắc Lộ rồi đến Suzanne, Georges, Gabrielle, Laure, François và Hélène

177

. Georges sinh ngày 28-12-1597, gia nhập Dòng Tên tỉnh Lyon 1613, qua

đời cũng tại Lyon ngày 17-5-1661. Georges là một giáo sư Thần học nổi
tiếng, đã viết và xuất bản hai bộ sách Thần học lớn. Riêng Đắc Lộ vì muốn
đi Đông Á truyền giáo, nên đã gia nhập Dòng Tên ở La Mã ngày 14-4-
1612, thay vì gia nhập Dòng Tên tỉnh Lyon. Đắc Lộ thụ phong Linh mục
tại La Mã năm 1618. Cùng năm đó Đắc Lộ được Bề trên cả Dòng Tên chấp
thuận cho ông đi truyền giáo ở Đông Á, sau khi ông đã đệ đơn xin ba lần từ
1614 đến 1617. Đắc Lộ tới thủ đô Bồ Đào Nha đáp tầu đi Đông Á, nhưng
vì ông phải ngừng lại ở Goa quá lâu, nên mãi đến ngày 29-5-1623, mới tới
Áo Môn. Ý định của ông là sẽ từ Áo Môn đi Nhật Bản truyền giáo, song

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.