LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 80

không đạt được ý nguyện. Do đó cấp trên muốn cho ông đi truyền giáo tại
Việt Nam. Đắc Lộ tới Đàng Trong lần thứ nhất vào tháng 12-1624, tháng 7-
1626 ông rời Đàng Trong về Áo Môn để sửa soạn đi Đàng Ngoài, và ông
đã tới đây ngày 19-3-1627. Tháng 5-1630 ông bị Chúa Trịnh Tráng trục
xuất khỏi Đàng Ngoài. Từ năm 1630 đến 1640 ông dạy Thần học ở Học
viện « Madre de Deus ». từ năm 1640 đến 1645 ông lại truyền giáo ở Đàng
Trong. Tháng 7-1645, Đắc Lộ rời Đàng Trong về áo Môn rồi đi Âu châu.
Năm 1654, đắc Lộ đi Ba Tư, rồi qua đời tại Ispahan ngày 5-11-1660

178

.

Như chúng ta đã biết, Đắc Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên

học tiếng Việt, cũng không phải là người đầu tiên sáng tác chữ quốc ngữ,
hơn nữa, vào năm 1636 Đắc Lộ cũng không phải là người ghi chữ quốc ngữ
đúng được như một số Linh mục Dòng Tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời
đó. Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ, Đắc Lộ chỉ góp một
phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc
ngữ và cho xuất bản đầu tiên. Trước khi sơ lược công trình Đắc Lộ soạn
thảo
cho xuất bản hai cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên, chúng tôi xin
tóm tắt lịch sử Đắc Lộ học tiếng Việt từ 1624-1626.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.