LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 85

như chúng ta đã đề cập trong chương hai.

Độc giả còn rõ là, từ năm 1630-1640. Đắc Lộ làm Giáo sư Thần học

ở Áo Môn, sau đó ông lại đi truyền giáo ở Đàng Trong từ 1640-1645.
Nhưng không phải là ông ở Đàng Trong liên tục, trái lại vì nhiều hoàn cảnh
khó khăn buộc ông phải trở về Áo Môn bốn lần. Đây là thời gian ông ở
Đàng Trong từ 1640-1645 :

- Tháng 2-1640 đến 9-1640, rồi về Áo Môn,

- Tháng 12-1640 đến 7-1641, sau đó về Áo Môn,

- Tháng 1-1642 đến 7-1643, lại về Áo Môn,

- Tháng 3-1644 đến 7-1645, rời bỏ Đàng Trong hoàn toàn, trở lại

Áo Môn rồi về Âu châu.

Chính trong thời gian ở tại Áo Môn là lúc Đắc Lộ soạn thảo và sửa

chữa hai cuốn sách đó, những lần ông trở lại Đàng Trong là lúc ông học hỏi
thêm để ghi và đánh dấu cho đúng chữ quốc ngữ. Hơn nữa, có lẽ một số
Thầy giảng Đàng Trong, như Thầy Y Nhã (một người thông thạo văn
chương, triết học, đã làm quan trước khi gia nhập hàng Thầy giảng) đã giúp
Đắc Lộ trong việc này.

Chúng tôi không nghĩ rằng, Đắc Lộ soạn hai cuốn trên sau năm

1645, nếu có thì chỉ là sửa chữa và bổ túc cho đầy đủ hơn. Vì như chúng ta
đã biết, cuộc hành trình của Đắc Lộ từ Áo Môn về La Mã gặp nhiều khó
khăn và kéo dài từ 20-12-1645 đến 27-6-1649 ; ngoài ra khi về tới La Mã
ông rất bận việc tiếp xúc với Giáo quyền, để vận động cho Giáo hội Việt
Nam có các Giám mục.

Về hình thức và nhất là nội dung hai cuốn sách, đã được nhiều

người bàn tới, nên ở đây chúng tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề, mà chỉ trình
bày hết sức sơ lược.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.