LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 87

Những phần bất biến (De reliquis orationis partibus indeclinabilibus).
Chương chót :
Cú pháp (Praecepta quaedam ad syntaxim pertinentia).

- Dictionarivm Annamiticvm seu Tunchinense cum Lusitana, et

Latina declaratione. Phần này không đánh số trang nhưng ghi theo cột chữ
(mỗi trang có hai cột chữ). Từ đầu đến cuối là 900 cột, từ mẫu tự nọ sang
mẫu tự kia thường để cách một trang trắng, có khi hai trang trắng. Một điều
khác đặc biệt với tự điển Việt Nam ngày nay, Đắc Lộ

- Index Latini sermonis là phần thứ ba cuốn tự điển. Trong phần

này, tác giả liệt kê chữ La tinh có ghi trong phần hai và bên cạnh mỗi chữ
có đề số cột, với mục đích để người học tiếng Việt, nếu đã biết La tinh, thì
dò theo phần này để tìm chữ Việt ở phần kia. Trong phần này không đánh
số trang, cũng không ghi số cột (mỗi trang có hai cột chữ). Chúng tôi đếm
được 350 cột tức 175 trang. Tại sao Đắc Lộ không làm mục này bằng chữ
Bồ Đào Nha, mà lại làm bằng La ngữ ? điều đó chúng tôi không rõ. Vì,
đáng lý phải làm mục này bằng tiếng Bồ Đào Nha mới hợp lý, bởi lẽ, thứ tự
cuốn tự điển là chữ Việt, rồi đến chữ Bồ, sau đó mới tới La tinh. Hơn nữa,
lúc đầu khi soạn thảo tự điển, Đắc Lộ chỉ làm có hai thứ tiếng : Việt và Bồ,
sau này vì các vị Hồng y ở Bộ Truyền giáo yêu cầu nên Đắc Lộ mới thêm
phần La tinh vào, như chúng ta đã thấy.

Cuốn Cathechismus

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.