trong đó đề cập đến Tuyên bố chung về Nhân quyền. Họ kêu gọi Mỹ và
cộng đồng quốc tế “rút lui các nguồn lực đang tìm cách tàn phá đất nước
Afghanistan và tìm cách gạt bỏ mọi rào cản ngăn chặn những người dân đói
khát tiếp cận nguồn lương thực”.
Một số thành viên của những gia đình có người thân thiệt mạng tại Trung
tâm Thương mại Thế giới, hoặc tại Lầu Năm Góc, đã viết thư cho Bush,
kêu gọi ông ta không sử dụng các biện pháp bạo lực để đáp trả, rằng ông ta
không được cho phép ném bom tiêu diệt người dân Afghanistan. Amber
Amundson, có chồng là một phi công quân đội đã thiệt mạng trong cuộc tấn
công Lầu Năm Góc, nói:
Tôi đã được nghe những lời giận dữ đầy ngụy biện của một số người Mỹ,
kể cả nhiều nhà lãnh đạo chính phủ, những người kêu gọi áp dụng biện
pháp trả thù và trừng phạt mạnh tay. Đối với các nhà lãnh đạo đó, tôi muốn
tuyên bố rõ ràng rằng gia đình và cá nhân tôi không hứng thú gì với những
lời lẽ thịnh nộ của các vị. Nếu các vị chọn cách ứng phó tàn bạo thiển cận
này để chống lại những người vô tội khác, thì xin đừng nhân danh vì sự
công bằng cho chồng tôi.
Trong chuyến thăm Afghanistan vào tháng 1 năm 2002, một số gia đình nạn
nhân đã gặp những gia đình Afghanistan bị mất người thân trong các đợt
ném bom của Mỹ. Họ đã gặp Abdul và Shakila Amin, cặp vợ chồng có bé
gái năm tuổi tên là Nazila bị bom Mỹ sát hại. Một trong những người Mỹ
đó là Rita Lasar, có anh trai từng được Tổng thổng Bush tôn vinh như một
anh hùng (thay vì chạy thoát một mình, anh đã ở lại cùng người bạn bị liệt
hai chân tại một tầng cao chót vót), bản thân cô nguyện sẽ dành nốt phần
đời còn lại cho sự nghiệp hòa bình.
Hành động lên án việc ném bom cũng khoét sâu thêm những mối bất bình
chống Mỹ, cũng như ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố. Không quá khó để
nhận ra những mối bất bình này: việc đồn trú của lính Mỹ tại Arap Saudi −