bão biển! Đó là một trong những khu vực xa nhất của New England mà con
người và Thượng đế tối cao sẽ phá hủy và làm cho kiệt quệ.
Phải chăng tất cả sự đổ máu, sự lừa dối này – từ Columbus cho tới Cortés,
Pizarro và người Puritan – là cần thiết đối với loài người trong tiến trình
phát triển, từ sự dã man tới văn minh? Liệu Morison đã đúng khi làm che
giấu câu chuyện thảm họa diệt chủng trong các câu chuyện quan trọng khác
về sự tiến hóa của loài người? Chỉ có thể có một luận cứ thuyết phục – như
Churchill từng giải thích về Vụ ném bom Dresden và Hamburg , hay
Truman lý giải vụ Hiroshima ... Nhưng làm sao có thể là công bằng nếu lợi
ích và thiệt hại không thể cân bằng, bởi vì thiệt hại đã không được đề cập
hoặc đề cập một cách thoáng qua?
Sự loại bỏ đó có thể chấp nhận được (tất nhiên điều đó là đáng tiếc, nhưng
nó phải được thực hiện) đối với tầng lớp thượng lưu và trung lưu ở các quốc
gia “tiên tiến” và chuyên đi chinh phạt. Nhưng liệu điều đó có thể được
chấp nhận đối với người dân nghèo ở châu á, châu Phi, Mỹ la-tinh, hay với
những tù nhân ở các trại lao động Xôviết, những người da đen ở các khu ổ
chuột, hay với thổ dân ở các vùng đất được dành riêng cho người da đỏ –
những nạn nhân của tiến trình phát triển chỉ làm lợi cho thiểu số những
người hưởng đặc lợi trên thế giới? Liệu điều đó có thể chấp nhận (hay chỉ là
không thể tránh được) đối với những thợ mỏ và công nhân đường sắt ở Mỹ,
những người lao động tay chân trong các công xưởng nhà máy, hàng trăm
nghìn người đã chết vì tai nạn hay bệnh tật ở nơi họ làm việc và sinh sống –
những thiệt hại về người của tiến trình phát triển? Còn ngay cả đối với thiểu
số những người có đặc quyền, kể cả với thực tế là đặc quyền không thể hủy
bỏ, liệu có thể không xem xét lại giá trị của các đặc quyền đó khi mà chúng
bị đe dọa bởi nỗi tức giận của những người chịu hy sinh, cho dù bằng các
cuộc nổi dậy có tổ chức, bạo động tự phát, hoặc đơn giản chỉ là hành động
bạo lực đơn lẻ do tuyệt vọng bị luật pháp các quốc gia quy thành tội phạm?