LỊCH SỬ DÂN TỘC MỸ - Trang 44

thuần thục nghề nông. Nền văn minh đó có những trung tâm đô thị lớn và
tiến bộ nổi bật về dệt vải, làm gốm và điêu khắc.

Khách du lịch châu âu thế kỷ XVI đã có ấn tượng mạnh về các vương quốc
Timbuktu và Mali ở châu Phi, nơi đã phát triển ổn định và có tổ chức vào
thời điểm mà các nhà nước ở châu âu mới bắt đầu giai đoạn phát triển thành
quốc gia hiện đại. Năm 1563, Ramusio, viên thư ký cho giới cầm quyền ở
Venice, đã viết về các thương gia Italia: “Hãy để họ (các thương gia) đi và
làm ăn với Quốc vương Timbuktu và Mali; không còn nghi ngờ rằng với
những chuyến tàu và hàng hóa của mình, họ (các thương gia) sẽ được chào
đón nồng hậu ở đó, được đối xử tốt và nhận được sự ưu ái mà họ muốn…”

Một báo cáo của Hà Lan, viết khoảng năm 1602, về vương quốc Benin ở
Tây Phi nêu rõ: “Thành phố dường như rất lớn khi bạn bước vào. Bạn bước
trên một đường phố rộng rãi, không lát đá, ước chừng rộng gấp bảy hoặc
tám lần phố Warmoes ở Amsterdam… Nhà cửa xây dựng có trật tự, đứng
san sát và ngang bằng nhau, giống như nhà cửa ở Hà Lan.”

Khoảng năm 1680, một người du lịch đã mô tả cư dân Bờ biển Guinea “là
những người thân thiện và hồn nhiên, dễ thương lượng, nhún nhường trước
những gì người châu âu đòi hỏi và sẵn sàng trả lại gấp đôi những gì người
châu âu tặng họ”.

Giống như châu âu dựa vào nông nghiệp, ở châu Phi tồn tại một kiểu chế độ
phong kiến, có phân biệt chủ và tớ. Nhưng không như ở châu âu, chế độ
phong kiến châu Phi không thoát thai từ xã hội nô lệ kiểu Hy Lạp và La Mã
vốn hủy hoại cuộc sống các bộ lạc cổ. Ở châu Phi, đời sống bộ lạc vẫn rất
mạnh mẽ và một số đặc điểm ưu việt như tinh thần cộng đồng, tính nhân
đạo trong luật pháp và sự trừng phạt vẫn còn tồn tại. Và do không có vũ khí
như các ông chủ châu âu, giới chủ châu Phi không dễ được phục tùng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.