ý tưởng về những vị cứu tinh đã được tạo dựng trong toàn bộ nền văn hóa,
vượt ra ngoài các vấn đề chính trị. Chúng ta từng học cách chiêm ngưỡng
các ngôi sao, các nhà lãnh đạo, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, như
vậy là từ bỏ mặt mạnh của chính mình, tự hạ thấp khả năng của riêng mình,
xóa bỏ bản thân mình. Nhưng trong suốt lịch sử, người Mỹ thường bác bỏ ý
tưởng đó và phản kháng lại.
Cho đến nay, những cuộc nổi loạn này vẫn bị kiềm chế. Hệ thống của Mỹ là
một hệ thống kiểm soát khéo léo vào bậc nhất trong lịch sử thế giới. Với
một đất nước giàu có về tài nguyên, về tài năng và nhân lực, hệ thống vừa
đủ khả năng cung cấp sự sung túc cho một số lượng người vừa đủ, từ đó
hạn chế sự bất mãn của nhóm thiểu số gây phiền hà. Đó là một đất nước đầy
quyền lực, hùng mạnh và làm hài lòng nhiều công dân của nó, đến mức mà
nó có đủ khả năng trao quyền tự do bất đồng quan điểm đối với một số nhỏ
những người không cảm thấy hài lòng.
Không có hệ thống kiểm soát nào với các kẽ hở, sự chậm trễ, tính dễ thay
đổi, mang lại cho người lựa chọn phần thưởng, như kiểu trúng xổ số độc
đắc. Không hệ thống nào gieo rắc sự kiểm soát của mình một cách phức tạp
hơn là qua hệ thống bỏ phiếu, tình trạng nghề nghiệp, nhà thờ, gia đình,
trường học, thông tin đại chúng – không hệ thống nào thành công hơn trong
việc xoa dịu phe đối lập bằng các cuộc cải cách, cô lập người này với người
khác, tạo ra lòng trung thành ái quốc.
1% dân số của quốc gia này sở hữu một phần ba của cải. Phần của cải còn
lại được phân bổ theo cách thức hướng 99% còn lại giành giật lẫn nhau: chủ
tài sản nhỏ giành giật người không có tài sản, người da đen giành giật với
người da trắng, người bản địa giành giật với gốc nước ngoài, trí thức và các
chuyên gia giành giật với người không được đào tạo và không có kỹ năng.
Các nhóm này phản kháng với các nhóm khác, gây chiến dữ dội và gay gắt