Việc hạ bệ Nixon, lễ kỷ niệm 200 năm Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, sự
kiện Carter trở thành Tổng thống, tất cả đều nhằm mục đích khôi phục.
Nhưng khôi phục lại các trật tự cũ không phải là một giải pháp chắc chắn,
mà tạo ra mối bất hòa − tình trạng ngày càng gia tăng trong những năm cầm
quyền của Reagan-Bush. Cuộc bầu cử năm 1992 đã đưa Clinton vào vị trí
lãnh đạo nước Mỹ, với một lời hứa mơ hồ, không đáp ứng được kỳ vọng.
Trong tình trạng bất ổn như vậy, đối với giới quyền lực – nhóm các nhà
điều hành doanh nghiệp, tướng lĩnh và chính trị gia − thì điều quan trọng là
phải duy trì được sự đòi hỏi mang tính lịch sử về đoàn kết dân tộc, trong đó
chính quyền đại diện cho tất cả mọi người và kẻ thù chung là ngoại bang,
chứ không phải ở trong nước, nơi mà các thảm hoạ về kinh tế hay chiến
tranh là do những lỗi không may, hoặc những tai nạn ghê gớm, phải được
các thành viên của cùng một nhóm gây ra các thảm hoạ đó sửa chữa. Một
điều cũng quan trọng với họ là phải bảo đảm sự đoàn kết duy nhất, đó chính
là sự đoàn kết của các nhóm có đặc quyền cao và nhóm đặc quyền thấp – có
tới 99% phân hóa theo vô số cách thức và quay lại chống đối nhau nhằm
trút cơn giận.
Việc đánh thuế tầng lớp trung lưu nhằm chi trả khoản cứu trợ người nghèo,
trong khi đặt nỗi oán giận lên trên sự nhục nhã ê chề mới tinh xảo làm sao!
Cũng thật khéo léo khi đưa những người da đen trẻ tuổi hòa nhập với những
người láng giềng da trắng nghèo, vào một sự chuyển đổi cộng đồng bần
cùng hóa khác, trong khi cộng đồng của những người giàu có không hề bị
động chạm và tài sản của quốc gia, vốn được phân phát một cách nhỏ giọt
tới những nơi trẻ em cần sữa miễn phí, bị cạn kiệt vì đổ vào những chiếc
phi cơ trị giá hàng tỷ đô-la. Cũng thật tài tình khi đáp ứng được nhu cầu
bình đẳng của người da đen và phụ nữ, qua việc trao cho họ những lợi ích
nhỏ và đặt họ vào sự cạnh tranh với tất cả những người khác về việc làm –
thứ đã bị hệ thống phi lý và rác rưởi này làm cho trở nên hiếm hoi. Thật
thông thái làm sao khi lèo lái nỗi sợ hãi và sự oán giận của đa số nhằm vào