Năm 1996, giải thưởng Nobel Hòa bình được trao tặng cho Jose Ramos-
Horta, đến từ Đông Timor. Khi phát biểu tại một nhà thờ ở Brooklyn, trước
ngày nhận được giải thưởng, Ramos-Horta nói:
Mùa hè năm 1977, tôi đang ở New York và nhận được tin nhắn rằng một
trong những người em gái của tôi, Maria, mới 21 tuổi, đã bị giết trong một
vụ ném bom. Chiếc máy bay tên là Bronco do Mỹ cung cấp… Trong vòng
vài tháng, một báo cáo khác về người em trai tên là Guy, 17 tuổi, bị giết
cùng rất nhiều người khác tại một ngôi làng, bởi chính những chiếc trực
thăng Bell do Mỹ cung cấp. Trong cùng năm đó, một người em trai khác tên
là Numi đã bị bắt và hành hình bằng một khẩu M-16 (do Mỹ sản xuất)…
Tương tự, các máy bay trực thăng Sikorski do Mỹ sản xuất cũng được Thổ
Nhĩ Kỳ dùng để hủy diệt làng mạc của người Kurd nổidậy, trong một nỗ lực
như nhà văn John Tirman đã viết trong cuốn Spoils of War: The Human
Cost of the Arms Trade (Lợi lộc của chiến tranh: Chi phí về nhân mạng của
việc buôn vũ khí), đó là “một chiến dịch khủng bố chống lại người Kurd”.
Đầu năm 1997, Mỹ đã bán ra nước ngoài số lượng vũ khí lớn hơn tất cả các
quốc gia cộng lại. Lawrence Korb, một quan chức Bộ Quốc phòng dưới thời
Reagan, nhưng sau đó là một người chỉ trích về vấn đề buôn bán vũ khí,
viết: “Việc này đã trở thành một trò chơi tiền bạc: một vòng xoắn ngớ ngẩn
trong đó chúng ta xuất khẩu vũ khí chỉ để cho các vấn đề phức tạp ngày
càng lan rộng trên thế giới.”
Trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhân quyền rõ ràng đứng vị trí thứ yếu
sau lợi nhuận kinh doanh. Khi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human
Rights Watch − HRW) xuất bản báo cáo thường niên năm 1996, tờ New
York Times (ngày 5 tháng 12 năm 1996) đã tóm tắt như sau:
Tổ chức này (HRW) đã mạnh mẽ chỉ trích nhiều cường quốc, đặc biệt Mỹ,
cáo buộc họ đã thúc ép các chính phủ của Trung Quốc, Indonesia, Mexico,