“Đấng nhấc mọn hèn lên từ tro bụi, và nâng khó nghèo lên khỏi đống phân
nhơ, để cho cùng ngồi với hàng quyền quý”
; và Đức Mẹ Maria đồng trinh
sau này nhắc lại chủ đề đó trong Kinh Ngợi khen.
Người Do Thái là chất
men làm phân hủy trật tự hiện thời, là tác nhân hóa học làm thay đổi xã hội
- vậy làm sao họ có thể là trật tự và xã hội được?
Do đó, từ thời điểm này trở đi, chúng ta nhận thấy sự tồn tại của một cuộc
Tha hương và tâm thế tứ tán của người Do Thái. Đế chế Babylon nhanh
chóng bị thay thế bởi liên minh giữa người Ba Tư với người Media do
Cyrus Đại đế lập ra, người không hề mong muốn giam giữ người Do Thái.
Nhưng nhiều người trong số họ, mà cũng có thể là đa số, thích ở lại
Babylon hơn, nơi đã trở thành một trung tâm văn hóa Do Thái lớn trong
1.500 năm. Các cộng đồng Do Thái khác định cư ở Ai Cập, không chỉ phía
bên kia biên giới như Jeremiah, mà còn xuôi theo dòng Nile xuống tận đảo
Elephantine, gần Thác nước Thứ nhất,
mà trong số các tài liệu khác còn sót
lại có một bức thư viết trên giấy cói, trong thư cộng đồng Do Thái xin phép
được xây lại ngôi đền của họ tại đó.
Ngay trong những người trở lại Judah,
có một người có tư duy tha hương đồng quan điểm với Jeremiah, rằng có
một điểm tích cực trong thời kỳ Tha hương cho đến khi sự thanh khiết tuyệt
đối xuất hiện. Họ sống bên rìa sa mạc và coi bản thân là những người tha
hương tại chỗ, ở nơi mà họ gọi là “Vùng đất Damascus,” một biểu tượng
của sự trục xuất, nơi Yahweh có điện thờ của mình; họ đợi thời cơ chín
muồi của Chúa, khi một ngôi sao và một lãnh đạo thiêng liêng đưa họ trở
lại Jerusalem. Những người lưu vong này là con cháu của bộ tộc Rechab và
là tiền thân của giáo phái Qumran.
Quả thực, có thể Vua Ba Tư, tức Cyrus Đại đế, chính là người đã thúc đẩy
cuộc trở về của người Do Thái. Đức tin của giai cấp thống trị Ba Tư mang
tính đạo đức và phổ quát, không giống như chủ nghĩa dân tộc bất khoan
dung, hẹp hòi của các đế chế hùng mạnh trước đó. Bản thân Cyrus là một
tín đồ Bái hỏa giáo
, tin vào một thực thể vĩnh hằng, nhân từ duy nhất,
“Đấng sáng tạo ra muôn loài thông qua chúa thánh thần.”