này, những nguồn đó không nói tới người Bedouin hay người sống ở sa
mạc, vì những nguồn đó có một khái niệm cho loại người này. Habiru
dường như là một từ xúc phạm dùng cho những người-không-sống-ở-
thành-phố có tính cách khó chịu và phá phách, di chuyển hết nơi này đến
nơi khác. Họ không phải là các bộ tộc như bình thường, di cư thường xuyên
thành nhóm đông theo chu kỳ mùa như hiện nay họ vẫn làm ở một số nơi
thuộc Tiểu Á và Ba Tư. Văn hóa của họ vượt trội so với hầu hết các bộ tộc
sa mạc. Chính xác vì họ không dễ phân loại, nên họ gây bối rối và khó chịu
cho nhà chức trách Ai Cập bảo thủ, vốn biết đích xác phải làm gì với người
du mục đích thực. Đôi khi họ làm lính đánh thuê. Một số làm công cho
chính phủ. Họ làm đầy tớ, hay bán hàng rong. Họ là người chăn lừa đi
thành đoàn, hoặc là lái buôn. Có lúc họ sở hữu gia tài đáng kể dưới dạng
đàn gia súc và người đi theo: rồi họ có thể cố gắng định cư, mua đất và lập
ra các ngôi vua nhỏ.
Mỗi nhóm Habiru có một lãnh đạo hay tổng tư lệnh, đôi khi có thể tiến
hành một cuộc tấn công với khoảng 2.000 người đi theo. Khi có cơ hội định
cư và xây dựng, lãnh đạo của họ tự phong mình là vua, và họ gắn mình với
vị vua lớn của vùng. Ngoài Ai Cập, còn có một chế độ chuyên quyền tập
trung thời cổ đại, thậm chí vào thế kỷ 19 TCN, không vị vua nào có quyền
lực của riêng mình cả. Hammurabi của Babylon luôn có 10 hoặc 15 vua ở
bên. Vấn đề ở đây là quyết định khó khăn của một vị vua vùng: có nên cho
phép các vua Habiru định cư và trở thành (trên thực tế) chư hầu, hay đánh
đuổi họ đi.
Tình trạng khó xử này cũng có ở các vị vua nhỏ địa phương, vốn đã định
cư, tạo nên một phần làn sóng người nhập cư trước đây. Abraham là lãnh
đạo của một trong những nhóm Habiru nhập cư này, một thủ lĩnh quan
trọng với “binh tráng gia thuộc của ông, ba trăm mười tám người.” Trong
Sáng thế ký 12, chúng ta thấy ông giao dịch với một quyền lực lớn là Ai
Cập; trong Sáng thế ký 14, ông và người của mình làm lính đánh thuê cho
vua nhỏ bé của Sodom. Mối quan hệ của ông với các chính quyền đã định