LỊCH SỬ DO THÁI - Trang 29

trong toàn bộ lịch sử tín ngưỡng, vì nó trước tiên đặt ra vấn đề về ý thức
công bằng của Chúa. Nhiều người Do Thái và Kitô thấy đoạn này thật vô
lương tâm, khi Abraham được hạ lệnh làm cái điều không chỉ tàn ác, mà
còn trái với sự từ chối hiến sinh người, vốn là một phần của nền tảng đạo
đức Hebrew và mọi loại hình thờ phụng Do Thái-Kitô giáo sau này. Các
triết gia Do Thái vĩ đại đã vật lộn để làm cho câu chuyện này phù hợp với
đạo đức Do Thái. Philo cho rằng câu chuyện này minh chứng cho sự xa rời
của Abraham khỏi phong tục hay bất cứ đam mê cai trị nào khác trừ tình
yêu Chúa, sự công nhận của Abraham rằng chúng ta phải cho Chúa những
gì chúng ta trân trọng nhất, tin rằng vì Chúa công bằng nên chúng ta sẽ
không bị mất nó. Maimonides đồng ý rằng đây là một trường hợp thử thách
những giới hạn cực đoan của tình yêu và nỗi sợ hãi mà Chúa đòi hỏi một
cách đúng đắn. Nahmanides coi đó là trường hợp tương thích đầu tiên giữa
sự biết trước của Chúa và ý chí tự do của con người.

39

Năm 1843, Sören

Kierkegaard xuất bản nghiên cứu triết học của ông về sự kiện này, Fear
and Trembling
(Sợ hãi và run rẩy), trong đó ông mô tả Abraham là một
“hiệp sĩ của đức tin,” người vì Chúa mà phải chối bỏ không chỉ con trai
mình mà còn cả các lý tưởng đạo đức của mình nữa.

40

Hầu hết các nhà thần

học Do Thái và Kitô phản đối cách nhìn này, ngụ ý một xung đột không thể
chấp nhận được giữa ý chí của Chúa và các lý tưởng đạo đức, dù những
người khác sẽ cho rằng sự kiện này là một lời cảnh báo rằng tín ngưỡng
không nhất thiết phản ánh đạo đức tự nhiên chủ nghĩa.

41

Từ quan điểm của một sử gia thì câu chuyện này hoàn toàn có nghĩa, vì
Abraham, như chúng ta đã biết qua các kho lưu trữ đương đại, đã quen với
một bối cảnh pháp lý mà ở đó điều bắt buộc là phải đóng dấu hợp đồng hay
giao kèo hiến sinh động vật. Giao ước với Chúa vĩ đại tới mức nó đòi hỏi
phải có cái gì hơn thế nữa: hiến sinh người thân yêu nhất theo một nghĩa
đầy đủ nhất, nhưng vì chủ thể của lễ hiến sinh là một con người nên việc ấy
đã không thành, qua đó vẫn có giá trị nhưng mang tính hình thức và nghi lễ
thay vì tính thực tế. Isaac được chọn làm vật hiến tế không chỉ vì đây là tài
sản quý giá nhất của Abraham, mà còn bởi đây là một món quà đặc biệt của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.