mình. Đó là: Torah, Trời và đất, Abraham, Israel và Thánh điện.”
hiền triết tin rằng Chúa hào phóng cho đi sự sáng tạo của mình, nhưng giữ
lại (như vốn có) sự sở hữu vô hạn đối với mọi thứ và một mối quan hệ đặc
biệt, mang tính sở hữu với các thành tố được lựa chọn. Do đó chúng ta
thấy:
Đức Chúa Thiêng, đã tạo ra các ngày, và đưa mình đến Sabbath; Ngài tạo ra các tháng, và đưa
mình đến các lễ hội; Ngài tạo ra các năm, và chọn cho mình Năm Sabbath; Ngài tạo ra các
năm Sabbath, và chọn cho mình Năm Jubilee; Ngài tạo ra các dân tộc, và chọn cho mình
Israel… Ngài tạo ra các vùng đất, và đưa mình đến Vùng đất Israel như một món quà dâng từ
mọi vùng đất khác, như nó được viết: “Của Yavê, đất cùng đều đất chở.”
Việc chọn Abraham cùng con cháu ông cho một vai trò đặc biệt theo ý
Chúa và việc dâng hiến vùng đất là không thể tách rời với cách trình bày
lịch sử trong Kinh Thánh. Hơn nữa, cả hai món quà đều có thời hạn, chứ
không phải vô thời hạn: người Do Thái được chọn vùng đất của họ, nhờ ơn
trên nên luôn có thể lấy lại. Abraham vừa là một ví dụ có thật, vừa là một
biểu tượng vĩnh cửu của sự yếu ớt và lo lắng nhất định về sự sở hữu của
người Do Thái. Abraham là một “khách trợ, người ngụ cư” và vẫn là vậy kể
cả sau khi được Chúa chọn, kể cả sau khi ông đã khéo léo mua lại hang
Machpelah. Sự không chắc chắn trong sở hữu này được truyền sang tất cả
con cháu ông, như Kinh Thánh liên tục nhắc nhở chúng ta. Do đó Chúa nói
với người Do Thái: “Đất đai không được bán vĩnh viễn, vì đất đai thuộc về
Ta, các ngươi chỉ là khách trọ, người ngụ cư bên Ta”; hay một lần nữa,
người dân thú nhận: “Trước nhan Người chúng tôi chỉ là khách trọ, Người
ngụ cư như chúng tôi hết thảy”; và trong Thánh Vịnh, Vua David nói: “Vì
tôi là khách trọ của Người, một kẻ ngụ cư, như tổ tiên tôi hết thảy.”
Tương tự, lời hứa trao vùng đất cho Abraham rất cụ thể và nó đến từ tầng
xưa nhất của Kinh Thánh: “Cho dòng giống ngươi, Ta sẽ ban thửa đất này
từ sông Ai cập cho đến sông Cả, sông Phơrat, xứ của dân Qêni, dân
Qênizzi, dân Qađmôni, dân Hitti, dân Phorizi, dân Rơphaim, dân Amori,