dân Canaan, dân Ghirgasi, dân Yơbusi.”
Có chút khó hiểu về biên giới, vì
ở đoạn sau Chúa chỉ hứa cho một phần của một món quà lớn hơn: “Ta sẽ
ban cho ngươi và dòng giống ngươi sau ngươi đất ngươi nương ngụ, toàn
cõi đất Canaan.”
Mặt khác, món quà về sau này phải là một “sở hữu vạn
đại.” Ngụ ý ở đây và ở các đoạn sau là việc chọn lựa Israel không bao giờ
có thể rút lại được, dù lựa chọn đó có thể bị hoãn lại do sự bất tuân của con
người. Vì lời hứa của Chúa là không thể rút lại, nên vùng đất này cuối cùng
sẽ trở về với Israel, kể cả nếu Israel lúc nào đó đánh mất nó.
Miền đất hứa chỉ riêng tín ngưỡng của người Do Thái mới có, và với người
Do Thái trước đây cũng như người Do Thái sau này thì đây là yếu tố quan
trọng nhất. Điều có ý nghĩa là người Do Thái đưa Ngũ Thư, năm quyển đầu
của Kinh Thánh, thành cốt lõi của Torah hay đức tin của mình, vì những
quyển này nói về luật, lời hứa cho đất, và việc thực hiện lời hứa. Các quyển
sau, dù có ấn tượng và dễ hiểu đến đâu cũng chẳng thể có được ý nghĩa
trung tâm tương tự. Những quyển này không mang tính mặc khải lắm như
có người bình luận, mà toàn nói về chủ đề lời hứa được thực hiện.
đất mới là điều quan trọng nhất.
Nếu Abraham thiết lập những điều cơ bản này, thì Jacob cháu trai ông sẽ
mang đến sự tồn tại của một dân tộc khác biệt, đó là Israel - tên của ông và
chủng tộc, gắn kết chặt chẽ với nhau.
Gọi tên tổ tiên của người Do Thái
như thế nào từ trước đến nay luôn là một vấn đề. “Hebrew” thì không thỏa
mãn, dù đôi khi chúng ta cần dùng đến, vì cái tên Habiru mà người ta cho
là Hebrew bắt nguồn từ đó, mô tả một lối sống nhiều hơn là một nhóm
chủng tộc cụ thể. Hơn nữa, nó mang tính miệt thị. “Hebrew” thực ra có
xuất hiện trong Ngũ Thư, với nghĩa “những đứa con của Israel,” nhưng chỉ
được dùng bởi người Ai Cập hoặc bản thân người Do Thái trước mặt người
Ai Cập. Từ khoảng thế kỷ 2 TCN, khi được Ben Sira dùng như vậy, từ
“Hebrew” được áp dụng cho ngôn ngữ của Kinh Thánh, và cho tất cả các
tác phẩm về sau được viết bằng ngôn ngữ này. Cứ thế nó dần mất đi ngụ ý
miệt thị, nên đối với cả người Do Thái và người phi Do Thái có thái độ cảm
thông, đôi khi từ “Hebrew” có vẻ được ưa dùng hơn để mô tả một chủng