Chúa theo giao ước, và vẫn là món quà của Chúa giống như mọi món quà
khác của Chúa cho con người. Điều này nhấn mạnh toàn bộ mục đích của
hiến sinh, một lời nhắc nhở mang tính biểu tượng rằng mọi thứ con người
sở hữu đều đến từ Chúa và có thể trả lại cho Chúa. Đó là lý do tại sao
Abraham gọi nơi diễn ra hành vi vâng lời tối thượng của mình và cuộc hiến
sinh bất thành là Núi của Đức Chúa Trời, một phác hoạ của núi Sinai và
một hợp đồng lớn hơn.
Chính vì tầm quan trọng của sự kiện này mà lần
đầu tiên những câu chuyện trong Kinh Thánh đưa thuyết phổ quát vào
trong các lời hứa của Chúa. Chúa không chỉ hứa cho con cháu của
Abraham sinh sôi, mà giờ đây còn thêm rằng: “Mọi dân thiên hạ sẽ lấy
dòng giống ngươi mà cầu phúc cho nhau, bởi vì ngươi đã vâng nghe tiếng
Ta!
”
Giờ thì chúng ta hiểu hơn ý niệm về một dân tộc được lựa chọn. Điều quan
trọng cần phải hiểu là Cựu ước không chủ yếu nói về công bằng như một
khái niệm trừu tượng. Nó nói về công bằng của Chúa, điều này thể hiện
trong các hành động ưa thích của Chúa về sự lựa chọn. Trong Sáng thế ký,
chúng ta có nhiều ví dụ về “người công bằng,” thậm chí là người công bằng
duy nhất: chẳng hạn trong câu chuyện về Noah và Đại hồng thủy, hay trong
câu chuyện về sự hủy diệt Sodom. Abraham cũng là một người công bằng,
nhưng không có điều gì cho thấy Chúa chọn ông vì ông là người công bằng
duy nhất, hay theo bất cứ nghĩa nào vì những phẩm chất của ông. Kinh
Thánh không phải là một tác phẩm lý trí mà là một tác phẩm lịch sử, nói về
những thứ mà đối với chúng ta là các sự kiện khó hiểu và thậm chí không
thể giải thích nổi. Nó liên quan đến những lựa chọn hệ trọng mà Chúa vui
lòng đưa ra.
Để hiểu lịch sử Do Thái, cần hiểu được tầm quan trọng mà
người Do Thái đã luôn dành cho sự sở hữu vô hạn của Chúa đối với tạo vật.
Nhiều đức tin Do Thái được thiết kế để kịch tính hóa sự thật trung tâm này.
Ý niệm về một dân tộc được lựa chọn là một phần trong mục đích của Chúa
nhằm nhấn mạnh sở hữu của mình đối với mọi vật được tạo ra. Abraham là
một nhân vật vô cùng quan trọng trong việc này. Các nhà hiền triết Do Thái
đã dạy: “Có năm thứ mà Đức Chúa Thiêng đã đặc biệt làm thành của riêng