nhanh chóng trở nên rõ ràng là người Israel đang nắm quyền kiểm soát. Họ
chiếm Lydda, Ramleh, Nazareth và những vùng lãnh thổ rộng lớn bên
ngoài các khu vực biên giới được phân chia. Người Ả-rập đồng ý với một
lệnh ngừng bắn thứ hai trong vòng 10 ngày. Nhưng thi thoảng bạo lực vẫn
xảy ra, và vào giữa tháng 10 người Israel tiến hành một cuộc tấn công để
mở đường tới khu định cư Negev. Cuộc tấn công chấm dứt với việc chiếm
được Beersheba. Đến cuối năm, quân đội Israel có 100.000 lính và được
trang bị phù hợp. Lực lượng này đã thiết lập sự thống trị quân sự trong khu
vực mà từ đó đến nay vẫn chưa bao giờ bị mất. Các cuộc đàm phán đình
chiến được mở ra ở Rhodes ngày 12 tháng 1 năm 1949 và được ký với Ai
Cập (ngày 14 tháng 2), Lebanon (ngày 23 tháng 3), Transjordan (ngày 3
tháng 4) và Syria (ngày 20 tháng 7). Iraq không ký thỏa thuận nào, và năm
quốc gia Ả-rập này về mặt chính thức vẫn tiếp tục trong tình trạng chiến
tranh với Israel.
Các sự kiện diễn ra trong hai năm 1947-1948 lập ra Israel nhưng cũng tạo
nên vấn đề Ả-rập-Israel, kéo dài đến tận hôm nay. Vấn đề này có hai khía
cạnh chính là người tị nạn và biên giới, mà tốt nhất là nên được xem xét
riêng biệt. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, 656.000 cư dân Ả-rập của
Palestine ủy trị đã bỏ chạy khỏi lãnh thổ do Israel nắm giữ: 280.000 người
tới Bờ Tây sông Jordan, 70.000 tới Transjordan, 100.000 tới Lebanon,
4.000 tới Iraq, 75.000 tới Syria, 7.000 tới Ai Cập, và 190.000 tới Dải Gaza
(con số tổng do người Israel đưa ra khá thấp, 550.000-600.000 người). Họ
bỏ chạy vì bốn lý do: vì tránh bị giết trong giao tranh, vì chính quyền đã
sụp đổ, vì họ được lệnh bỏ chạy hoặc bị các chương trình phát thanh Ả-rập
lừa dối hay làm cho hoảng loạn, và vì họ phải tháo chạy do một cuộc thảm
sát của Irgun-Băng đảng Stern tại làng Deir Yassin ngày 9 tháng 4 năm
1948.
Lý do cuối cùng cần được kiểm tra kỹ lưỡng vì nó liên quan đến uy tín đạo
đức của nhà nước Israel. Từ năm 1920 đến thời điểm bấy giờ, người Do
Thái đã kiềm chế không tấn công khủng bố các khu định cư Ả-rập, dù vô số