nói bảy con. Số khác nói chín con. Sau khi Ngôi đền bị phá hủy, không thể
chuẩn bị tro mới. Tro cũ vẫn còn, và rõ ràng nó được dùng để tẩy uế cho
người đã tiếp xúc với người chết tới tận thời Amora. Rồi tro cũ hết, và việc
tẩy uế không thể thực hiện được cho tới khi Chúa cứu thế tới để thiêu con
bò tơ thứ mười và pha nước tro mới. Vì các quy định về sự thanh khiết,
nhất là với người chết, trước và nay vốn rất nghiêm ngặt, nên các giáo sĩ
nhất trí rằng tất cả người Do Thái bây giờ về mặt nghi thức là không thanh
sạch. Và vì không còn tro để tẩy uế, nên không người Do Thái nào có thể
vào Núi đền.
Luật Bò cái tơ đỏ đã được dùng làm một ví dụ điển hình cho hukkah, một
quy định trong Do Thái giáo mà không có lời giải thích hợp lý nào cho nó,
nhưng phải được tuân thủ nghiêm ngặt, vì nó được Chúa ra lệnh một cách
rõ ràng nhất như có thể. Đó là kiểu quy định mà vì nó dân ngoại luôn chế
giễu người Do Thái. Đó cũng là kiểu quy định mà người Do Thái khăng
khăng tuân thủ cho dù có bất lợi đến thế nào, và do đó giữ lại bản sắc Do
Thái của mình. Thế nên ít nhất từ năm 1520, người Do Thái cầu nguyện tại
Bức tường phía Tây nhưng không vượt qua nó. Sau khi khu Do Thái của
Jerusalem sụp đổ năm 1948, người Ả-rập không cho người Do Thái sử
dụng Bức tường phía Tây kể cả chỉ nhìn nó từ xa. Sự ngăn cản này kéo dài
19 năm. Khi Thành cổ được lấy lại vào năm 1967, Bức tường lại được mở
cho người Do Thái, và vào ngày đầu tiên của lễ Shavuot năm đó, 250.000
người Do Thái Chính thống cố gắng cầu nguyện ở đó cùng một lúc. Toàn
bộ khu vực phía trước Bức tường khi đó được dọn dẹp, tạo nên một không
gian ngoài trời đẹp đẽ, được lát đá. Nhưng không có cách nào để người Do
Thái có thể vào Núi đền. Mọi kiểu lập luận giáo sĩ tài tình được đưa ra để
cho phép người Do Thái được vào ít nhất một phần của khu vực đó. Nhưng
cuối cùng, các giáo sĩ thống nhất là toàn bộ địa điểm đó phải được cấm với
những người Do Thái thực sự tin vào đức tin của mình.
Nên Giáo sĩ
trưởng và Bộ Tôn giáo đã đặt biển cấm người Do Thái lên Núi đền, nếu
không sẽ bị Karet (tiêu diệt, hay bị mất đời sống vĩnh hằng). Việc hàng
ngàn người Do Thái phớt lờ lời cảnh báo được coi là bằng chứng cho thấy