LỊCH SỬ DO THÁI - Trang 775

trong nghĩa vụ của một vài cơ quan Israel, một số hoạt động bí mật. Nỗ lực
này không chỉ giới hạn trong Israel. Nhiều tổ chức Do Thái, quốc gia và
quốc tế, trong đó có Đại hội Do Thái Thế giới, cũng tham gia vào nỗ lực
này. Những người sống sót cũng vậy. Năm 1946, Simon Wiesenthal, một
người Do Thái Séc 38 tuổi, sống sót sau năm năm ở các trại khác nhau
trong đó có trại Buchenwald và trại Mauthausen, cùng với 30 người từng
sống ở các trại tập trung khác, thành lập Trung tâm Tư liệu Lịch sử Do
Thái, mà sau cùng tìm được trụ sở lâu dài ở Vienna. Trung tâm này tập
trung vào việc nhận dạng những tên tội phạm Đức Quốc xã vẫn chưa bị xét
xử và kết án. Holocaust được nghiên cứu rất mạnh vì mục đích học thuật và
giáo dục cũng như vì mục đích trừng phạt. Đến những năm 1980, có 93
khóa học về Holocaust tính riêng tại các trường đại học ở Mỹ và Canada,
cùng sáu trung tâm nghiên cứu chỉ chuyên về chủ đề này. Chẳng hạn tại
Trung tâm Nghiên cứu Holocaust Wiesenthal ở Los Angeles, công nghệ
mới nhất được sử dụng để tạo ra cái được gọi là một “trải nghiệm
Holocaust đa màn hình, đa kênh âm thanh, nghe-nhìn,” sử dụng một màn
hình cao 40 feet, dài 23 feet, hình vòm, ba máy chiếu phim và một ống kính
màn ảnh rộng đặc biệt, 18 máy chiếu slide và âm thanh ngũ âm, tất cả được
nối với một máy tính trung tâm để điều khiển đồng thời. Việc tái hiện một
cách ấn tượng sự kiện này có vẻ không thừa, khi mà người bài Do Thái
đang bắt đầu có những nỗ lực đầy quyết tâm để chứng minh rằng Holocaust
chưa từng xảy ra hoặc đã bị phóng đại một cách gớm ghiếc.

66

Nhưng mục đích hàng đầu của việc lưu trữ tư liệu về Holocaust vẫn là công
lý. Wiesenthal chịu trách nhiệm đưa trên 1.100 tên Đức Quốc xã ra truy tố.
Ông cung cấp phần lớn tư liệu cho phép chính phủ Israel nhận dạng, bắt
giữ, xét xử và kết án kẻ chỉ xếp sau Himmler, đó là Adolf Eichmann, quản
lý và thực hiện chính của Holocaust, ông ta bị các mật vụ Israel bắt giữ ở
Argentina vào tháng 5 năm 1960, được bí mật đưa về Israel, và bị cáo buộc
15 tội theo Luật (Trừng phạt) Đức Quốc xã và Người cộng tác với Đức
Quốc xã năm 1950.

67

Vì một số lý do, phiên xét xử Eichmann là một sự

kiện quan trọng, vừa mang tính thực tế vừa mang tính biểu tượng đối với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.