70.000 người kéo đá tới các công trường xây dựng, và 30.000 người, luân
phiên từng đợt 10.000 người, tới Lebanon chặt gỗ làm xà.
Việc xây dựng
bao gồm mở rộng và tô điểm cho kế hoạch khá sơ đẳng của David nhằm
biến Jerusalem thành một trung tâm hoàng gia dân tộc-tôn giáo. Nhưng nó
cũng bao gồm việc xây ba thành lũy hoàng gia mới ở những vùng khác
nhau của đất nước: “Đây là việc vua Salômon bắt xâu để xây Nhà của
Yavê, nhà của ông, Millô, tường thành Yêrusalem, và (các thành) Khaxor,
Mơgiđđô, Gezer.”
Ba thành lũy cuối cùng này, đặt ở vị trí chiến lược, gần như được Solomon
cho xây lại từ đầu, sử dụng người Do Thái trong các công việc nặng nhọc,
nhưng dùng thợ đá từ bên ngoài làm các việc đòi hỏi tay nghề cao. Kết quả
khai quật cho thấy một trình độ cao hơn hẳn so với trình độ hiện thời của
người Do Thái; nó cũng cho thấy mục đích hàng đầu của những tòa thành
này là quân sự - tạo căn cứ cho đội quân xe ngựa kéo mới của Solomon.
David trước đó chưa bao giờ sở hữu một lực lượng xe ngựa kéo, dấu hiệu
của một cường quốc thời kỳ này. Solomon có khoảng 1.500 cỗ xe ngựa kéo
và 4.000 con ngựa ở các chuồng khác nhau của mình.
mặt chiến lược là nơi quan trọng nhất trong số các thành này, nhìn ra cái
sau này được gọi là Đồng bằng Quyết chiến, ông cho xây một khu hoàng
gia trên cao được bảo vệ, với một lối vào rất đồ sộ, cùng các tòa nhà chứa
được 150 cỗ xe ngựa kéo và 400 con ngựa. Hazor, một thành bị bỏ hoang,
cũng được xây một khu hoàng gia, chòi canh, tường thành, và các chuồng
ngựa khổng lồ. Thành Gezer mà ông có như một của hồi môn, kiểm soát
tuyến đường đi Ai Cập, được ông cho cải tạo thành một thành-xe ngựa kéo
hoàng gia khác.
Chính sự tồn tại của các khu hoàng gia được bảo vệ
nghiêm ngặt này, mọc lên trên các ngôi nhà bình thường trong thành, là một
sự lăng mạ đối với nền dân chủ thần quyền của người Do Thái. Solomon
cần những lực lượng xe ngựa kéo được sắp đặt kỹ lưỡng của mình để bảo
vệ các tuyến thương mại và vương quốc của mình trước các cuộc tấn công
từ bên ngoài. Nhưng rõ ràng mục đích của những lực lượng này cũng là để