riêng và lấy tên là Giáo Hội Ðônatô theo tên của vị giám mục Donatus.
Giáo hội này chỉ công nhận thẩm quyền của các vị lãnh đạo đã không chịu
trao nộp sách thiêng liêng. Một lần nữa, Giáo Hội Công Giáo khẳng định
rằng các người lãnh đạo đã vấp ngã vì “thử thách” vẫn có thể tiếp tục
hướng dẫn cộng đồng, vì quyền bính của họ xuất phát từ chính Ðức Kitô.
Ngay cả sự yếu đuối và tội lỗi cá nhân cũng không thể làm mất đi sứ vụ mà
Ðức Kitô đã giao phó cho họ qua bí tích chức thánh.
Một nguyên tắc quan trọng của Công Giáo xuất phát từ biến cố này:
thẩm quyền ban phát các bí tích, giảng dạy, hay hướng dẫn Giáo Hội không
tùy thuộc vào sự xứng đáng hay thánh thiện của cá nhân thừa tác viên chức
thánh. Ðức Giêsu tiếp tục hoạt động qua trung gian của loài người và tha
thứ cho sự yếu hèn của họ, để chứng tỏ rằng sức mạnh của bí tích và chức
thánh thì xuất phát từ Thiên Chúa, chứ không bởi loài người.
Cho đến thế kỷ thứ ba, có lẽ hình ảnh đúng nhất về Giáo Hội là cái
nhìn của Thánh Cyprian về một con tầu vĩ đại, trong đó có cả kẻ tội lỗi
cũng như các thánh và các vị tử đạo, tuy nhiên ơn cứu độ trong thế giới
ngoại giáo và điêu tàn chỉ có thể tìm thấy nơi con tầu ấy.
Thế Kỷ Thứ Tư: Ðế Quốc Kitô Giáo Và Khủng Hoảng Arian
Bất kể các cuộc bách hại dữ dội của các hoàng đế Decius và Diocletian,
vào năm 300 số Kitô Hữu gia tăng khoảng năm triệu người trong tổng số
50 triệu của Ðế Quốc La Mã. Vào năm 311, Hoàng Ðế Galerius chấm dứt
cuộc bách hại lâu dài của Diocletian. Tuy nhiên, một biến cố xảy ra vào
năm tiếp đó đã thay đổi vận mệnh của Giáo Hội Công Giáo và của nền văn
minh Tây Phương.
Hoàng Ðế La Mã của miền Tây (phía Tây Ðịa Trung Hải) là
Constantine nằm mơ thấy có người hiện ra, đảm bảo là ông sẽ thắng trận
nếu dùng dấu hiệu của Ðức Kitô bằng tiếng Hy Lạp, chữ Chi-Rho . Khi ra
lệnh khắc dấu hiệu này trên khiên thuẫn của quân lính và ông đã thắng lớn
ở trận Milvian gần Rôma, ông cho rằng Thiên Chúa của người Kitô đã giúp
ông chiến thắng. Năm kế đó (313), với sự đồng ý của Hoàng Ðế phương