Ðông là Licinius, ông ban hành Chỉ Dụ Milan cho phép tự do tôn giáo trên
toàn Ðế Quốc La Mã. Kitô Giáo không còn là một tôn giáo bất hợp pháp!
Ðó mới chỉ là bước đầu. Vào năm 324, khi Constantine trở thành
hoàng đế độc nhất của đế quốc, ông bắt đầu tích cực hỗ trợ Kitô Giáo và
coi đó là mối giây kết hợp mới trong Ðế Quốc La Mã thế cho việc thờ các
thần của người La Mã. Constantine xây cất nhà thờ; thiết đặt các luật lệ
nhằm tôn trọng ngày Chúa Nhật, Lễ Giáng Sinh và các ngày lễ Kitô Giáo
khác; bảo vệ giáo sĩ Kitô Giáo; vân vân. Dù có nhiều giả thuyết khác nhau
về động lực cũng như chiều kích sâu xa của việc Constantine trở lại Kitô
Giáo, vào năm 313 ông tự xưng là một Kitô Hữu và được rửa tội khi trên
giường hấp hối vào năm 337.
Kitô Hữu trên toàn đế quốc đã hân hoan khi nghe Constantine trở lại
đạo. Ðây là điều họ từng cầu xin và chờ đợi hàng thế kỷ - một đế quốc Kitô
Giáo. Tuy nhiên, không bao lâu Giáo Hội thấy rằng đó không phải là một
ơn sủng thuần tuý không có những sự xáo trộn. Sự liên minh giữa Giáo Hội
và quốc gia tạo nên nhiều căng thẳng, như lịch sử trong thế kỷ thứ tư đã
cho thấy.
Một thí dụ là cuộc khủng hoảng Arian, là sự thử thách lớn nhất mà
Giáo Hội phải đương đầu lúc bấy giờ, và có lẽ cả trong lịch sử Giáo Hội.
Một linh mục tên Arius, ở Alexandria, Ai Cập, chủ trương rằng Con Thiên
Chúa (được thể hiện qua Ðức Giêsu Kitô) không phải là Thiên Chúa mà là
một tạo vật thượng đẳng của Thiên Chúa. Arius hậu thuẫn cho các lý luận
của mình qua một số văn bản trong Phúc Âm (Gioan 14:28; Mc 13:32;
15:34; Mt 27:46), nhất là các đoạn nhấn mạnh đến nhân tính của Ðức
Giêsu. Ðiều ngạc nhiên là Arius đã thuyết phục được một số giám mục
Công Giáo.
Khi các giám mục bắt đầu tranh luận về giáo thuyết của Arius,
Constantine coi đây là mối đe dọa cho sự hợp nhất của đế quốc và ông
quyết định can thiệp. Ông triệu tập tất cả các giám mục trong “công đồng”
đầu tiên ở Nicaea (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) năm 325. Các giám mục quyết định
rằng Arius thì sai lầm và các đấng ấy phát triển một công thức tuyên tín để
làm sáng tỏ tín điều của Giáo Hội. Kinh tin kính này đã dùng chữ Hy Lạp