LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 33

các làng thưa thớt hoặc cùng sống chung với nhau qua những lúc cầu
nguyện, thờ phượng và làm việc. Họ dùng toàn thời gian còn lại để chiêm
niệm, một số để làm việc, và thường thường trong thinh lặng.

Lối sống mới này của Kitô Giáo, phong trào đan viện hay khổ tu,

không phải là điều kỳ cục hoặc có vẻ mầu mè của quá khứ. Nó lan rộng
khắp Ðế Quốc La Mã và mau chóng thu hút được nhiều người muốn theo
Ðức Kitô, sống đời cầu nguyện và khước từ bản thân trong một phương
cách quyết liệt. Mặc dù ngày nay, một số người cho đó là lối sống kỳ quặc
hoặc một cách thoát khỏi thực tế, nhưng đó là một chứng từ đối với những
người thời ấy và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðời sống đan viện chứng
minh rằng người Kitô không chỉ sống cho sự thành công hoặc vui thú ở đời
này nhưng còn để thờ phượng Thiên Chúa và chuẩn bị cho sự sống đời sau.
Thời gian ấy, các đan sĩ được Kitô Hữu kính trọng như các vị tử đạo mới,
các nhân chứng mới cho Ðức Kitô.

Mặc dù các đan sĩ đi vào sa mạc để thoát khỏi thế gian, một số được

gọi trở lại để phục vụ với tư cách giám mục, là các nhà lãnh đạo Giáo Hội.
Các Giáo Phụ Cappadocia khởi sự là các đan sĩ sau đó được chọn làm giám
mục vì sự thánh thiện và tài lãnh đạo của họ. Thật vậy, Thánh Basil ở
Caesarea đã viết “quy luật” đầu tiên cho các đan sĩ thuộc Giáo Hội Ðông
Phương. Nhiều vị giám mục vĩ đại của Ðông Phương và các giáo hoàng
cũng như các giám mục Tây Phương (nói tiếng Latinh) trong thế kỷ kế tiếp
cũng đã xuất thân từ đan viện. Thánh Gioan Chrysostom (354-407) vị
thuyết giảng “kim khẩu” cũng khởi đầu là một đan sĩ, người làm giám mục
Constantinople cho đến khi bị hoàng đế đầy ải.

Thánh Martin ở Tours sáng lập một đan viện ở Gaul (Pháp) năm 371,

và thường được coi là Viện Phụ Tây Phương. Hai vị Giáo Phụ vĩ đại của
Giáo Hội Tây Phương trong thế kỷ thứ tư là Thánh Augustine và Thánh
Giêrôme cũng đã sống như các đan sĩ. Thánh Giêrôme, vị học giả Kinh
Thánh vĩ đại của thế giới nói tiếng Latinh, đã sống khổ hạnh một thời gian
khá lâu trong cái hang ở Bêlem. Thánh Augustine sống đời ẩn tu cùng với
một số bạn hữu sau khi trở lại Kitô Giáo. Người trở lại đạo là nhờ lời cầu
nguyện của mẹ người là Thánh Mônica, và lời rao giảng của Thánh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.