Thế Kỷ Thứ Tám
Việc hoán cải các bộ lạc ở Âu Châu tiếp tục trong thế kỷ thứ tám dưới sự
lãnh đạo của đan sĩ người Anh Dòng Bênêđíctô, là Thánh Boniface, vị
Tông Ðồ của Ðức; ngài truyền giáo từ 723 đến 739. Thánh Boniface là một
trong hàng trăm đan sĩ Bênêđíctô đã sống chết trong việc thiết lập đức tin
Công Giáo ở Âu Châu, dưới sự dẫn dắt của đức giáo hoàng.
Với sự tiếp tay của Thánh Boniface, đức giáo hoàng liên minh với các
vua của người Frank ở xứ Gaul (bây giờ là nước Pháp), khởi đầu từ Vua
Pepin (hoặc Pippin). Năm 754, Ðức Giáo Hoàng Stêphanô II xức dầu tấn
phong Pepin và ban tặng cho ông danh hiệu Quý Tộc Rôma, là một danh
hiệu nguyên thủy chỉ ban tặng cho các hoàng đế La Mã. Ðiều này tạo nên
sự trung kiên giữa đức giáo hoàng và các vua người Frank, mà tột đỉnh của
mối giao hảo là lễ đăng quang của Charlemagne, con của Pepin, ở Rôma
năm 800. Sự tương giao giữa các giáo hoàng và Charlemagne được triển nở
trong nhiều năm. Hậu quả không may của liên minh này là sự xa cách của
Giáo Hội Ðông Phương, vì giáo hội này vẫn trung thành với hoàng đế
Byzantine ở Constantinople, là người mà họ coi là hoàng đế đích thực của
Rôma. Mối tương giao giữa các giáo hội Ðông Phương và Tây Phương lại
càng thêm rạn nứt khi Charlemagne, vì bất đồng với một quyết định của
Công Ðồng Nicaea II của Giáo Hội Ðông Phương (787), mà ông đã đem
quân giành lại phần đất mà hoàng đế Byzantine cho là của họ, và ông còn
ép buộc Giáo Hội Ðông Phương phải thêm chữ filioque vào Kinh Tin Kính
Nicaea. Nguyên thủy, kinh Tin Kính tuyên bố rằng Chúa Thánh Thần xuất
phát từ Chúa Cha (Gioan 15:26); bản kinh của Tây Phương mà
Charlemagne tán thành (và người Công Giáo Rôma ngày nay sử dụng)
tuyên xưng rằng Chúa Thánh Thần xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Con
(filioque). Ðiều này cho thấy khuyết điểm của sự liên minh chặt chẽ giữa
Giáo Hội và nhà nước. Charlemagne là người cực lực bảo vệ Giáo Hội và
giúp phát triển đức tin cũng như Giáo Hội Công Giáo; tuy nhiên, ông cũng
muốn kiểm soát Giáo Hội và có những quyết định về thần học. Có lần, ông
viết thư cho đức giáo hoàng nói rằng công việc của đức giáo hoàng là cầu