LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 48

Rôma Thánh Thiện là Henry IV vì không tán thành sự canh tân của Giáo
Hội. Henry đã phải quỳ trên tuyết ở Canossa để xin đức giáo hoàng tha thứ,
và đã được ban cho. Thật trớ trêu, việc tha thứ Henry IV đã làm các thái tử
Ðức xa lánh, và dẫn đến việc lưu đầy của Ðức Grêgôriô và cái chết của
ngài năm 1085. Từ nơi lưu đầy, Ðức Grêgôriô viết:

Kể từ khi Giáo Hội đặt tôi lên ngai tông đồ, tất cả những gì tôi mong

muốn cũng như cùng đích mọi cố gắng của tôi là Giáo Hội Thánh Thiện…
phải phục hồi vinh dự và được tự do, trong sạch và Công Giáo.

Công việc của Ðức Grêgôriô VII, được sự hỗ trợ của các đan viện, đã

đẩy mạnh sự canh tân chính đáng của Giáo Hội Công Giáo và duy trì sự tự
do của Giáo Hội khỏi sự kiểm soát của các nhà cầm quyền thế tục, là những
người muốn lợi dụng Giáo Hội cho mục đích riêng tư của họ. Lý thuyết về
quyền bính của đức giáo hoàng không có gì mới mẻ, nhưng lý thuyết ấy đã
bênh vực và thi hành điều mà Giáo Hội Công Giáo tin tưởng từ bao thế kỷ
về vai trò và quyền bính của đức giáo hoàng trong Giáo Hội và trong thế
giới.

Các vị giáo hoàng sau đây của thế kỷ, Ðức Urbanô II (1088-99) và

Ðức Paschal II (1099-1118), là những người thánh thiện, cương quyết tiếp
nối công việc cải tổ và canh tân. Ðức Urbanô II kiên cường vai trò lãnh đạo
của đức giáo hoàng qua việc triệu tập Công Ðồng Clermont năm 1095 để
thành lập Thập Tự Quân lần thứ nhất, nhằm giải thoát các linh địa của
Ðông Phương khỏi sự kiểm soát của người Hồi Giáo. Chắc chắn Ðức
Urbanô đã không nhìn thấy tương lai của các cuộc thập tự chinh, ngài chỉ
coi đó là một phương tiện thực tế để Giáo Hội Tây Phương biểu lộ đức tin
nơi uy quyền của Ðức Kitô, và cũng để hỗ trợ Kitô Hữu Ðông Phương
đang chịu đau khổ dưới các chế độ Hồi Giáo.

Thế kỷ mười một đánh dấu giây phút buồn thảm nhất của lịch sử Giáo

Hội, là sự tách biệt giữa Giáo Hội Ðông Phương và Giáo Hội Tây Phương
vào năm 1054. Sự chia cách này chắc chắn đã đi ngược lại ý muốn của
Thiên Chúa, là người đã sai Ðức Giêsu hình thành một dân tộc, một giáo
hội. Vào thời điểm này, Kitô Giáo bị chia cắt làm hai: Giáo Hội Công Giáo
- công nhận đức giáo hoàng như vị thủ lãnh ở thế gian — và Giáo Hội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.