nữa, sự tương giao giữa Kitô Giáo Ðông và Tây lại càng thêm suy yếu khi
các nhà lãnh đạo các cuộc thập tự chinh sau này đã viễn chinh với các lý do
thiếu thánh thiện.
3. Sự Canh Tân Giáo Hội và Lạc Giáo
Phong trào canh tân Giáo Hội Công Giáo được bắt đầu trong thế kỷ mười
một và tiếp tục sang thế kỷ mười hai. Thánh Robert ở Molesme thành lập
một đan viện ở Citeaux năm 1098, và đó là khởi đầu của Dòng Xitô. Một
trong những đan sĩ trẻ tuổi của Xitô, tên Bernard, đã thiết lập một chi nhánh
ở Clairvaux năm 1116 và làm đan viện trưởng cho đến khi từ trần năm
1153. Là một thầy giảng, một vị linh hướng, và thần học gia, Thánh
Bernard ở Clairvaux là vị lãnh đạo canh tân đời sống tâm linh trong thế kỷ
mười hai. Không bao lâu dòng Xitô có ảnh hưởng nhất trong Giáo Hội,
vượt cả dòng Cluny, và sau cùng có đến sáu trăm đan viện được các tu sĩ
Xitô thiết lập. Không những các đan viện được mọc lên như nấm mà cả các
linh mục triều cũng được canh tân bởi các phong trào như
Premonstratensian của Thánh Norbert, một người bạn của Thánh Bernard.
Sự canh tân quét sạch Giáo Hội, nhưng ảnh hưởng chính trị và sự sung
túc ngày càng gia tăng của Giáo Hội Công Giáo, kể cả các đan viện, đưa
đến sự xuất hiện của một số tổ chức mà họ tự cho rằng có đời sống căn bản
hơn và trung thực hơn với phúc âm so với Giáo Hội. Người Cathar, là con
cháu của người Manikê, xuất hiện từ phía nam nước Pháp và được gọi là
Albigensian, vì họ thuộc miền Albi. Các tổ chức khác, tỉ như các môn đệ
của Peter Waldes (phái Waldensian) và Humiliati ở Ý, khởi sự bằng cách
thúc giục cải tổ và sống khó nghèo trong Giáo Hội, nhưng dần dà họ tách
khỏi sự trung thành với Giáo Hội Công Giáo và bị kết án. Hầu hết các tổ
chức này thấy chướng tai gai mắt vì sự giầu sang và thối nát trong Giáo Hội
Công Giáo và họ muốn cải cách tận gốc, ngay tức thì mà không phải quy
phục đức giáo hoàng và các giám mục. Tuy nhiên, cũng có một vài nhóm
sống khắc khổ và nghiêm nhặt như các đan viện trước đây - Xitô,
Carthusian, v.v. Sự canh tân xảy ra khắp nơi, và các tổ chức Công Giáo này