giáo hoàng đạt đến tuyệt đỉnh trong thời Ðức Innôxentê III và Boniface
VIII.
2. Các Cuộc Thập Tự Chinh và Tòa Thẩm Tra
Khía cạnh u ám của thế kỷ này xảy ra là vì Giáo Hội cố gắng giữ lấy lãnh
thổ của Kitô Giáo ở Ðông Phương và dùng quyền lực để tiêu diệt các lạc
giáo. Cuộc Thập Tự Chinh IV được Ðức Innôxentê III triệu tập năm 1202,
nhưng dù không có phép của ngài, thập tự quân đã dừng chân ở
Constantinople để tấn phong một hoàng đế có lợi cho Tây Phương. Binh
lính không ngừng bóc lột và tàn phá thành phố mỹ miều này vào năm 1204.
Một nhà bình luận viết, “Ngay cả người Hồi Giáo còn có lòng từ bi hơn.”
Sự kiện này đã tạo nên nỗi cay đắng lớn lao trong tâm hồn Kitô Hữu Ðông
Phương đối với Giáo Hội Công Giáo, mà cho đến nay vẫn chưa thể hoàn
toàn hàn gắn, hơn nữa nó còn làm mất chính nghĩa của toàn thể phong trào
thập tự chinh. Ðức Innôxentê III rúng động vì biến cố này, nhưng trong
Công Ðồng Latêranô IV, ngài đã triệu tập một cuộc thập tự chinh khác để
khôi phục thành phố Giêrusalem. Thập Tự Chinh V (1218-21) tương đối
thành công nhưng thất bại trong việc tái chiếm Giêrusalem. Qua phương
cách ngoại giao, Hoàng Ðế Frederick II xoay sở để chiếm lại Giêrusalem
trong cuộc Thập Tự Chinh VI (1228-29), nhưng chỉ kéo dài được mười lăm
năm. Năm 1291, Ðất Thánh lọt khỏi tầm kiểm soát của Tây Phương với sự
bại trận của các lực lượng Kitô Giáo ở Acre. Bài học của các cuộc thập tự
chinh trong việc tái chiếm Ðất Thánh vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Vì
Ðức Kitô, đừng bao giờ Giáo Hội Công Giáo tuyên chiến để tái chiếm lãnh
thổ, ngay cả Ðất Thánh; cũng không nên cho phép xảy ra một cuộc chiến
giữa các quốc gia vì lý do này.
Trong thế kỷ mười ba, Giáo Hội Công Giáo còn phải tiến hành một
mặt trận khác quan trọng hơn. Vì sự giầu sang và thối nát trong Giáo Hội,
một vài tổ chức như nhóm Cathar và Waldensian đang lôi cuốn nhiều người
Công Giáo Âu Châu, và các nhóm này từ chối nhân tính của Ðức Kitô, tẩy
chay các bí tích, và khước từ quyền bính thiêng liêng của các linh mục và