LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 60

truyền thống và đức tin. Thánh Albert Cả là một trong những người đầu
tiên cực lực hỗ trợ tư duy của Aristotle, mà trước đây đã bị Rôma cấm chỉ
trong các trường đại học vì có nguồn gốc ngoại giáo. Người học trò nổi
tiếng của Thánh Albert, là Tôma Aquinas, hăng hái bảo vệ giá trị của
Aristotle và hình thành một hệ tư tưởng bao gồm Phúc Âm, các Giáo Phụ,
và lý luận của Aristotle trong một hệ thống hiểu biết vĩ đại, tổng hợp toàn
thể mặc khải Kitô Giáo qua đức tin được khai sáng bởi lý lẽ. Kiệt tác của
Thánh Tôma là cuốn Tổng Luận Thần Học (Summa Theologica, 1266-74),
được coi là cực điểm của thiên tài và thật sáng sủa. Trái với điều tin tưởng
thông thường, Thánh Tôma không bao giờ tách rời đức tin với lý lẽ. Lý lẽ
giúp con người hiểu biết cách thâm sâu các chân lý đức tin mà Thiên Chúa
đã mặc khải. Tuy nhiên, Thánh Tôma Aquinas không phải là người nổi
tiếng trong thời ấy. Thần học gia và triết gia John Duns Scotus (1266-
1308), một tu sĩ Phanxicô người Tô Cách Lan, có đông các môn đệ hơn.
Ngài bất đồng với Thánh Tôma về vài điểm quan trọng, nhưng đồng ý với
thánh nhân về tính cách nhận thức, hoặc hiểu biết được của mọi sự.

Các trường đại học không chỉ là bằng chứng cho sự tiến bộ của văn

minh Tây Phương mà còn có các đại văn hào, tỉ như Dante Alighieri (1265-
1321). Tác phẩm Divine Comedy (Hài Kịch Thần Thánh) của Dante, một
quan điểm văn học về hoả ngục, luyện ngục và thiên đàng, là tuyệt tác văn
chương của mọi thời đại. Roger Bacon (1214-92), một tu sĩ dòng Phanxicô,
là người tiên phong trong lãnh vực khoa học thực nghiệm. Các thánh đường
kiểu Gôtích vút cao lên trời, và các nghệ nhân sáng tác nhiều tác phẩm vĩ
đại. Thế kỷ mười ba quả thực là cao điểm của đời sống Giáo Hội và văn
minh Tây Phương thời Trung Cổ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.