LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 61

CHƯƠNG IV: CUỐI THỜI TRUNG

CỔ, PHONG TRÀO CẢI CÁCH &

PHẢN CẢI CÁCH (1300 - 1650)

Cuối Thời Trung Cổ (1300-1500)

Thế kỷ mười ba là thế kỷ đầy kết quả cho Kitô Giáo và cho Giáo Hội cũng
như các giáo hoàng. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1300 đến 1500 là thời kỳ suy
thoái. Giai đoạn nhiều khó khăn này còn được ghi dấu bằng trận dịch hạch
Tử Thần Ðen mà nó đã càn quét Âu Châu từ năm 1348 và đã giết chết một
phần ba dân số Âu Châu. Tuy nhiên Thiên Chúa vẫn hoạt động trong Giáo
Hội Công Giáo và trong xã hội giữa biết bao thử thách.

1. Giáo Triều Avignon

Triều đại giáo hoàng sôi nổi của Ðức Boniface VIII (1294-1303) được tiếp
theo bằng một giai đoạn trên bảy mươi năm, 1306-76, mà trong thời gian
đó các giáo hoàng cư ngụ ở Avignon, nước Pháp thay vì ở Rôma. Ðức
Clêmentê V (làm giáo hoàng từ 1305 đến 1314) di chuyển đến Avignon để
tránh áp lực chính trị của Ý, và của các hoàng tộc Rôma thường gây hấn.
Vua Philip của Pháp hứa che chở và không phá rối để đổi lấy một vài ảnh
hưởng trong chính sách của đức giáo hoàng. Mặc dù các giáo hoàng ở
Avignon vẫn giữ vai trò độc đáo của các ngài là vị chủ chăn của toàn thể
dân Chúa, nhưng tất cả thế giới còn lại đều nghi ngờ rằng các giáo hoàng
này chỉ lên tiếng nói vì lợi ích cho nước Pháp. Thật vậy, khi tám giáo hoàng
trong thời kỳ này đều là người Pháp thì sự kiện ấy chỉ như thêm dầu vào
ngọn lửa hồ nghi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.