công đồng cao hơn thẩm quyền của đức giáo hoàng; và ngài đã triệu tập
một công đồng để giải quyết vấn đề. Sau cùng Công Ðồng Constance
(1414-18) đã truất phế hai giáo hoàng, khuyến khích vị thứ ba từ chức, và
tuyển chọn một giáo hoàng mới, Ðức Martin V (1417), là người được toàn
thể Giáo Hội công nhận. Cuộc đại phân ly chấm dứt, nhưng mãi cho đến
khi uy tín của đức giáo hoàng được khôi phục thì sự phân ly mới thực sự
kết thúc. Hậu quả của giáo triều Avignon và sự phân ly là không bao giờ
chúng ta thấy được vị giáo hoàng thời Trung Cổ có uy thế như Ðức
Innôxentê III hoặc Boniface VIII. Nhiều Kitô Hữu bắt đầu coi công đồng
có uy thế hơn đức giáo hoàng, nhưng điều này không đúng. Công Ðồng
Constance là một ngoại lệ, chứ không phải là quy tắc, được đưa ra như một
phản ứng trước tình trạng nguy kịch của Giáo Hội. Sau công đồng này, các
giáo hoàng tiếp tục xác nhận quyền bính và vai trò của các ngài trong Giáo
Hội như trước đây.
3. Những Thử Thách của Giáo Hội
Các khó khăn hiển nhiên có liên hệ đến vấn đề giáo hoàng đã khiến một số
người Công Giáo đặt vấn đề và có khi từ chối thẩm quyền của Giáo Hội.
Một phê bình gia thức thời là John Wyclif (1330-84), một học giả của
Oxford đã tấn công học thuyết về sự biến thể của Mình Thánh và các tín
điều khác. Mặc dù ông không nghiên cứu về Kinh Thánh, bản dịch của ông
là một trong những công trình nổi tiếng. Tư tưởng của Wyclif ảnh hưởng
đến nhà cải cách Tiệp Khắc, John Hus (1369-1415). Hus là một linh mục
Công Giáo bị vạ tuyệt thông năm 1412 vì từ chối giáo huấn Công Giáo về
các bí tích và thẩm quyền của đức giáo hoàng. Vì ông tấn công Giáo Hội
Công Giáo, Công Ðồng Constance đã ra lệnh thiêu sống ông vào năm 1445
vì tội lạc giáo.
Sự chỉ trích Giáo Hội và việc nổi loạn chống với giới thẩm quyền
ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tính cách trầm trọng. Ngay cả một
chi nhánh của dòng Phanxicô mà họ tự cho là Linh Ðạo Phanxicô đã tách
khỏi Giáo Hội Công Giáo, vì họ không thể chấp nhận quyền bính của Giáo