LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 67

công việc này (absenteeism). Do đó, các giám mục trong Giáo Hội thường
là những người giầu có hoặc thuộc giới quý tộc, họ không lo lắng gì đến
Giáo Hội nhưng dùng chức vụ này để được lợi lộc cho mình. Khi cần tài
chánh, họ gia tăng lệ phí các trung tâm hành hương hoặc bán các ân xá. Ân
xá được Giáo Hội ban phát như một đảm bảo cho người tín hữu khỏi phải
chịu hậu quả của tội lỗi (tỉ như, hình phạt nơi luyện tội) sau khi chết. Lẽ ra
ân xá được ban phát như để nhìn nhận đời sống tốt lành của người tín hữu,
nhưng vào cuối thời Trung Cổ, ân xá được buôn bán như một món hàng.
Tetzel là một tu sĩ dòng Ða Minh chuyên môn bán ân xá đến độ Luther phải
nổi nóng và chống đối Giáo Hội. Tetzel thường rêu rao rằng: “Khi đồng
tiền leng keng rơi vào kho bạc thì một linh hồn lại dzọt vào thiên đàng.”

Hàng linh mục và phó tế của Giáo Hội Công Giáo cũng trở nên tồi tệ

vì thiếu giáo dục và thối nát khắp nơi. Nhiều tu sĩ nghèo và hủ hóa đã ăn ở
với các phụ nữ bất kể luật độc thân của Giáo Hội. Ngay cả các dòng Khất
Thực cũng mất nhiệt huyết và trở nên chủ đề cho người đời châm biếm, các
tu sĩ này bị mỉa mai là đối thủ của phường trộm cướp, và là các người ăn
mày có chính nghĩa khi họ chỉ thích xin tiền chứ không muốn xin thực
phẩm.

Giáo dân Công Giáo cũng không màng đến việc canh tân trong Giáo

Hội. Ðời sống đạo đức của họ là việc sùng kính bề ngoài đối với các thánh
và Ðức Maria, thích đi hành hương để được ân xá mà không cần hiểu biết
chân lý căn bản của đức tin Kitô Giáo. Nếu các giám mục và linh mục lười
biếng trong việc giảng dạy thì không thể đổ lỗi cho người giáo dân là thiếu
hiểu biết.

Làm thế nào Giáo Hội Công Giáo có thể cải tổ trong một tình trạng

đáng buồn như vậy? Các giáo hoàng thì bận tâm với vấn đề chính trị, và
hầu hết các giáo hoàng từ giữa thế kỷ mười lăm trở đi, đều lưu tâm đến việc
hỗ trợ phong trào Phục Hưng, là một làn sóng văn hóa và học thuật đang
càn quét Âu Châu. Trong một khía cạnh nào đó, đây là điều rất tốt. Các
giáo hoàng thời Phục Hưng muốn chứng tỏ rằng Giáo Hội luôn hậu thuẫn
cho sự học hỏi, nghệ thuật, âm nhạc, và văn chương. Ðức Giáo Hoàng
Julius II đặt viên đá đầu tiên cho Ðền Thánh Phêrô ở Rôma và thuê

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.