bính của Giáo Hội Công Giáo và các giáo hoàng, tẩy chay các bí tích của
Giáo Hội (ngoại trừ bí tích Rửa Tội, Thánh Thể, và giải tội), và ông kêu gọi
các thái tử Kitô Giáo ở Ðức hãy đứng lên thành lập giáo hội tự trị. Tất cả đã
xảy ra đúng như vậy. Hầu hết các thái tử Ðức đều muốn thoát khỏi thẩm
quyền và chế độ thuế khóa của Rôma, do đó họ ủng hộ Luther và bổ nhiệm
các giám mục cho Giáo Hội Luther của họ. Tại Nghị Viện ở Worms năm
1521, Luther bị Giáo Hội Công Giáo chính thức phạt vạ tuyệt thông với sắc
chỉ Exsurge Domine, và ông đã đốt sắc chỉ này cũng như một số sách Công
Giáo. Ðối với người Công Giáo, sự khước từ quyền bính Giáo Hội của
Luther là một thảm kịch lớn lao, không chỉ vì nó khởi đầu một ngăn cách
trong nhiệm thể của Ðức Kitô, nhưng còn vì sự canh tân tích cực và cần
thiết mà lẽ ra Luther đã có thể hoàn tất trong lòng Giáo Hội Công Giáo.
Vì cuốn sách này chủ yếu chỉ đề cập đến lịch sử Giáo Hội Công Giáo,
do đó chúng tôi không đi xa hơn trong việc bành trướng của Giáo Hội
Luther. Tuy nhiên, thật đầy đủ để nói rằng giáo phái Luther là hình thức Tin
Lành gần với Công Giáo nhất, vì Luther còn giữ lại nhiều khía cạnh của
đức tin và truyền thống Công Giáo, ngoại trừ những gì ông cho là đối
nghịch với Phúc Âm. Các giòng Cải Cách khác ngày càng tách biệt với đạo
Công Giáo.
2. Jean Calvin (1509 - 1564)
Jean Calvin là người Pháp, và sau khi học thần học và luật ở Balê khi còn
trẻ, bỗng dưng ông chuyển hướng sang các quy tắc của phong trào Cải
Cách được Luther khởi xướng. Sau đó, Calvin định cư ở Geneva, Thụy Sĩ,
là nơi ông chủ trương sự tổng hợp thẩm quyền giữa nhà nước và Giáo Hội,
mà địa vị hàng đầu được trao cho Giáo Hội. Trong thuyết chính trị thần
quyền này, Calvin gò ép ra một lối sống Kitô Hữu nghiêm nhặt và khắc khổ
tương tự như các đan viện thời trung cổ. John Knox (1513-72) ở Tô Cách
Lan, sau khi đến Geneva, gọi đời sống đó là “trường phái học hỏi về Ðức
Kitô tuyệt hảo nhất trên mặt đất kể từ thời các tông đồ,” và ông đã đưa chủ
thuyết Calvin về Tô Cách Lan để trở thành Giáo Hội Presbyterian.