linh mục dòng Tên, là những người cổ võ sự tịnh niệm (sự hợp tác tích cực
giữa tâm trí và trí tưởng trong khi cầu nguyện) đã lên tiếng đả kích phương
cách này. Sau cùng Quietism đã bị đức giáo hoàng kết án vì nó không cho
phép sự cộng tác cần thiết của con người với ơn sủng và sự hoạt động của
Thiên Chúa, và vì Quietism không cho rằng người tín hữu phải khao khát
ơn cứu độ.
Ngay cả trong thế giới hiện đại ngày nay mà một người trung bình,
không phải triết gia hay khoa học gia, chưa biết gì đến Kitô Giáo và Công
Giáo thì họ vẫn cảm thấy thoải mái với đời sống cầu nguyện bình thường
trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Làn sóng linh đạo của Giáo Hội Công
Giáo còn được thể hiện trong giai đoạn này qua sự thành lập ba dòng tu
nam: dòng Trappist (Xitô) kiểu đan viện năm 1664; dòng Passionist
(Thương Khó) truyền giáo và canh tân (1725); và dòng Chúa Cứu Thế
(1732).
4. Giáo Hội Công Giáo và Nhà Nước
Trong thế kỷ mười tám, bề ngoài, Giáo Hội Công Giáo có vẻ vững mạnh và
có ảnh hưởng, nhưng bên trong, ngọn lửa canh tân của cuộc Cải Cách Công
Giáo đã tắt ngấm từ năm 1650, và sự suy yếu gây nên bởi thời kỳ Khai
Sáng cũng như sự gia tăng các chủ nghĩa dân tộc bắt đầu lộ diện trong thế
kỷ này. Các nhà cầm quyền các quốc gia Công Giáo trước đây — Pháp,
Tây Ban Nha, và Áo — đã cố gắng chiếm thêm quyền bính của các giáo
hoàng và của Giáo Hội Công Giáo, đôi khi họ đã thành công.
Ở Pháp, một phong trào được gọi là Gallicanism thực sự muốn thành
lập một Giáo Hội Công Giáo tự trị mà trong đó đức giáo hoàng không có
thẩm quyền gì và nhà vua thực sự cai trị. Vua Louis XIV, một ông vua
chuyên chế, đã lèo lái việc thông qua bốn Ðạo Luật vào năm 1682, trong đó
từ chối mọi quyền bính của đức giáo hoàng ở nước Pháp. Ðức Giáo Hoàng
Innôxentê VI (c. 1689) đã chống đối vua Louis cho đến khi ngài từ trần,
khiến nhà vua phải nhượng bộ với đức giáo hoàng kế vị. Ở Ðức, một âm
mưu tương tự nhằm kiểm soát các giáo hội.