cho Trà Vinh, trước đó có 50 lính mã tà đã đến Trà Vinh rồi. Tới Bến Tre,
Vial còn thấy di tích của dinh phủ Hoằng Trị thời đàng cựu đã bị bắn sập
từ 1862, quan tham biện làm việc trong căn nhà lá, tiếp tay với tham biện là
hai quan huyện : một là cựu cai tổng ở Gò Vấp, một là tay phú hộ ở Gò
Công. Tham biện Bến Tre lúc bấy giờ là Champeaux. Theo ý kiến
Champeaux thì dân Bến Tre sẵn sàng đóng thuế bằng tiền. Champeaux thắc
mắc về sự hiện diện của một số quan lại cựu trào đang cư ngụ dưỡng già tại
Bến Tre, xem như là những phần tử có hại cho an ninh (chắc ám chỉ những
người ở Ba Tri như ông Đồ Chiểu ?) Tàu đến vàm rạch Cầu Ngang. Cách
chỗ tàu đậu chừng 4000 thước, quân sĩ đang giao chiến với loạn quân, lát
sau, Pháp tái chiếm Cầu Ngang. Đêm đến, Vial ngủ tại Cầu Ngang, được
biết rằng tất cả dân làng đều theo bọn phiến loạn. Từ ngày 28/8, tại làng
Tân Lập, dân nổi loạn giết một thư kỳ và 3 lính mã tà. Một tốp Cao Miên
chừng 200 người tới xin quy thuận và điềm chỉ bọn cầm đầu phản loạn
gồm chừng 54 tên nhưng bọn này đã trốn mất. Đến Vĩnh Long, bấy giờ
dân đang còn lo sợ, chợ Vĩnh Long có đường sá lót bằng gạch vụn. Chợ Sa
Đéc rộng rãi và náo nhiệt. Viên tham biện Sa Đéc mách cho Vial biết :
huyện Phong Phú (Ô Môn, Cần Thơ) ở quá xa, cần lập tại đó một hạt tham
biện. Phong Phú là vùng giàu có nhưng chưa kiểm soát được. Vial đi từ Sa
Đéc qua Rạch Giá theo rạch Lấp Vò, ở chặng đầu, thấy dân đông, sung
túc. Ra Hậu giang, đến Đông Xuyên (tức là Long Xuyên ngày nay), thấy
cù lao trên sông có nhiều rẫy mía khá tốt. Vial tiếp tục hành trình qua Rạch
Giá theo kinh Núi Sập (Thoại Hà), kinh nhiều cỏ, tàu khó chạy vì chân vịt
tàu thường bị vướng, muỗi quá nhiều, không thấy nhà cửa ở hai bờ kinh.
Sáng ngày 9/9 đến Rạch Giá, khúc gần chợ, bề ngang rạch chừng 30 đến
40 thước, hai bên đầy nhà cửa và ghe xuồng. Nước chảy mạnh, tại vàm
biển ngoài những ghe cỡ nhỏ còn có một chiếc goélette (Vial muốn nói loại
tàu buồm Hải Nam ?) trọng tải chừng 80 tonneaux của người Tàu ở
Kampot đến đậu từ 3, 4 tháng rồi, chờ khi thuận gió sẽ rời bến.
Vàm Rạch Giá cạn, vì vậy đã cho cắm mấy hàng nọc dài ra biển để hướng
dẫn cho tàu khỏi rướn lên bãi bùn. Quân sĩ và tham biện Rạch Giá ngụ
trong đồn cũ thời cựu trào, tu bổ khéo léo, mỗi góc đồn chừng 80 mét (đồn