này không đầy một năm sau là bị Nguyễn Trung Trực đốt rụi). Tư thất
tham biện lợp lá, còn tốt. Dinh tham biện ở hữu ngạn Rạch Giá, trên giồng
cao, nhiều cát, gần đấy có xóm nhà và vườn cây ăn trái. Thời cựu trào,
người Tàu ở đây có quyền hạn nhiều (ít nhiều tự trị) phỏng định chừng 800
người, khó tin cậy, đề nghị tăng cường cho Rạch Giá vài người lính Pháp.
Mấy ông cai tổng ở Cà Mau (bấy giờ, Cà Mau thuộc về hạt tham biện Rạch
Giá) đang gom mấy khẩu thần công thời cựu trào đem về đồn. Tại Cà Mau,
có 20 lính mã tà nhưng xin thêm 120 lính nữa để tăng cường. Hạt Rạch
Giá ruộng ít, dân ít, nếu bắt thêm 100 lính thì dân chịu không kham, không
như ở Sa Đéc và Vĩnh Long nơi dân đông hơn. Người Cao Miên ở Rạch
Giá đông gần bằng người Việt Nam, có nuôi bò nhưng không phải nuôi để
ăn thịt. Vial muốn cho lính và viên chức Pháp ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Rạch Giá được ăn thịt bò đầy đủ.
Trở về Đông Xuyên (Long Xuyên) để xuồng Ba Xuyên, từ vàm rạch Ba
Xuyên đến chợ Sóc Trăng tốn 10 giờ vì nước cạn. Tàu chạy được một
khoảng, khoảng còn lại phải đi ghe. Trên đường tới Sóc Trăng có nhà thờ
Công giáo nhỏ, chợ Sóc Trăng nhiều gạo, gạo ngon và bán thật rẻ, nhiều
ghe từ Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho, Chợ Lớn đến mua. Lính mã tà ở Sóc
Trăng gồm một số ở Hóc Môn đổi tới nên khi gặp ông phủ Trần Tử Ca
(cùng đi với Vial) thì họ quá mừng, họ nhớ nhà, tới đây 25 người, đã chết 3
người. Sáu năm về trước, người Miên Sóc Trăng đã nổi loạn chống cựu
trào, từ đó về sau họ thù hằn người Việt. Ông phủ U là người Miên hợp tác
với Pháp. Lúc ở Sóc Trăng, Vial được tin gởi về cho biết lính mã tà ở Cà
Mau vừa bắt được bá hộ Chương, người cầm đầu phản loạn bấy lâu.
Chuyến về, Vial được phủ Trực cho biết : có con rạch đi tắt từ Mỹ Tho đến
Trà Vinh, đó là rạch Lách Cần Thay (nay là Chợ Lách). Vial cho biết : các
tham biện mà ông ta gặp đều đồng ý là nên giải tán hẳn các đồn điền đàng
cựu, đất ruộng thì giao trả lại cho làng cũ vì đa số dân đồn điền theo phe
làm loạn trong thời gian qua. ở tỉnh Sài Gòn (Gia Định), việc giải tán đồn
điền đã thi hành có kết quả từ 1861.
Hình ảnh miền quê dưới mắt một người Việt
Năm 1894 ông Dương Tế Mỹ làm chức kinh lịch (lettré, một chức vụ