* Nhận của hương chức làng, mỗi tháng khi hương chức đến hầu là 80
đồng.
* Nhận hối lộ của hương chức khi làng lập bộ thuế đinh và thuế điền, khai
thêm khai bớt cho nhẹ thuế : 300 đồng.
* Cho chứa cờ bạc, mỗi tháng thâu 50 đồng.
* Én hối lộ rải rác khi đi thăm các làng : 200 đồng.
* Bắt dân làm công nhựt, tức là làm xâu cho cá nhân : làm ruộng, phát cỏ
vườn, đào mương vườn, chèo ghe thí công.
* Én hối lộ khi xử kiện, 700 đồng một năm. Ai lo tiền nhiều là thắng kiện.
* Chứa chấp bọn ăn trộm, chia tiền bạc với chúng.
* Cướp đoạt ruộng đất của dân để cho mướn lại.
lại.
* Ai muốn làm đám giỗ phải làm đơn, muốn được phép phải lo tiền.
* Bọn tay sai của cai tổng (biện, người chạy giấy) tha hồ tống tiền hương
chức, hưởng huê hồng riêng là 17 phần trăm. Bọn này trở nên giàu có.
* Vài viên cai tổng có từ 10 đến 15 bà vợ, tất cả đều do các ông trợ cấp.
* Cai tổng thường lạm quyền, khám xét thơ từ của dân hoặc tờ trát của
quan trên gởi về làng.
— Đề nghị cho các ông cai tổng đổi vùng để bớt những tệ đoan nói trên...
Mười phần thế nào cũng có tám chín hoặc hơn nữa. Đây là tiếng nói của
một viên chức thân Pháp, tuy còn máu phong kiến nhưng bất mãn, vì thực
dân đã tỏ ra “phong kiến hơn phong kiến” với hình thức giả hiệu tự do,
bình đẳng, bác ái. Đáng chú ý là chuyện cướp đoạt ruộng đất.
Trường hợp một vụ người Việt cướp đất của người Việt
Tài liệu rút từ bản báo cáo của đốc phủ sứ Trần Tử Ca, đề ngày 29/11/1869
(hai năm sau khi mất ba tỉnh miền Tây), xảy ra ở tỉnh Vĩnh Long. Phủ Ca
là người tận tụy với người Pháp, về sau bị giết ở Hóc Môn, ấy thế mà vẫn
bất bình và can thiệp không được. Người bị tố cáo là cai tổng Nguyễn Văn
Dõng thuộc tổng Bình Chánh, huyện Vĩnh Trị, tỉnh Vĩnh Long (Vũng
Liêm), năm trước loạn quân còn hăng hái hoạt động. Phủ Trực được thực
dân tinh cậy giao cho huyện này.
Tổng Dõng xin với phủ Trực cho mộ 30 người để làm lính giữ trật tự trong