Khoảng 1866, lại lập một công ty lấy tên là công ty Trồng Tỉa và Dẫn
Thủy ở Nam kỳ, hoạt động chừng 5 năm là phá sản luôn, gây bao nhiêu
thắc mắc cho nhà nước. Taillefer muốn lập một tiểu quốc ở cù lao Năm
Thôn (Mỹ Tho) trên Tiền giang mà ông ta chiếm trọn, (ngoài ra, còn khẩn
đất ở Tân An 189 mẫu đất, lập một đồn điền khác).
Đất ở Tân An và ở cù lao Năm Thôn mà Taillefer trưng khẩn không phải là
đất hoang, nhưng là giựt của dân.
Vốn của công ty là 300 000 quan.
Cù lao Năm Thôn là vùng trù phú nhứt nhì của sông Tiền giang, khai khẩn
từ hồi chúa Nguyễn, nổi danh nhờ huê lợi ruộng, trồng cau dừa, trồng dâu
nuôi tằm. Trước khi thực dân đến, đã lập xong 5 thôn (vì vậy mà gọi là
Năm Thôn). Cù lao bỏ hoang vì dân chạy giặc (nên nhớ đây là vùng sát
bên Cái Bè, nơi Tổng đốc Lộc trấn đóng). Mãi đến 6 năm sau, chỉ có 8 gia
đình trở về xin lãnh phần đất mà trước kia họ làm chủ, viên tham biện cho
phép. Số đất được dân nhìn nhận trở lại có 36 mẫu mà thôi.
Taillefer đến, thoạt tiên trưng khẩn một lô 300 mẫu tây, nhà nước cấp cho
bằng khoán. Rồi xin khẩn trọn cù lao nhưng nhà nước đưa ra giá quá cao
nên việc không xong. Khi làm bá chủ phần lớn cù lau này (trong thực tế là
chiếm trọn), Taillefer đến gặp số người đã hồi cư, họ hứa sẵn sàng bán đất
cho y (36 mẫu vừa kể trên) sau khi họ có bằng khoán. Tạm thời, họ sẵn
sàng mượn tiền của công ty để làm ăn. Lẽ dĩ nhiên công ty hài lòng, muốn
làm ruộng mà thiếu dân thì sao thực hiện được. Điều đáng chú ý là trước
khi cấp cho Taillefer lô đất to này, nhà nước đã niêm yết suốt ba tháng
trong tỉnh Mỹ Tho nhưng mấy người chủ đất cũ chẳng ai ra tranh cản
(không dám tranh cản thì đúng hơn).
Taillefer trở nên hống hách, công khai tuyên bố rằng cù lao này thuộc trọn
quyền sở hữu của y, dân ở trên cù lao bị đối xử như tá điền, như cu—li. Lại
còn quả quyết rằng nhà nước không được quyền lập lại làng xóm như thời
đàng cựu, vì lập làng là phải bớt ra mộ số đất để làm công điền.
Việc bóc lột bắt đầu. Trước tiên, lập một nhà máy xay lúa. Để có đủ lúa
cung cấp cho nhà máy hoạt động, y bèn mua lúa đứng (lúc lúa gần chín)
của dân trên cù lao, với giá rẻ. Đây là hình thức cho vay gọi là “cho bạc