quan trên. Tám tháng sau khi nhận chức thì bị Pháp cách chức.
— Huyện Trần Lương Xuân, cũng người Miên được tin cậy cho trấn nhậm
vùng Minh Lương, khu vực đông dân và phì nhiêu. Tự xưng trong công
văn “Kiên Giang huyện, Tri huyện Trần Lương Xuân”, được giữ một khẩu
súng lục, 2 khẩu súng hai lòng, 1 khẩu súng 1 lòng, 4 cây giáo, 1 khẩu súng
Le Faucheux.
lại.
— Trịnh Lục Y, người Miên, từng được cựu trào phong chức cai tổng, cư
ngụ vùng áp lục (Rạch Tìa, Thủy Liễu) rồi theo Pháp. Sau thời gian làm
cai tổng dài dẵng là 48 năm, thấm mệt xin nghỉ, được huy chương bạc
hạng nhứt.
— Cai tổng Hà Mỹ Phiến (tên ngoài là Phến) người Tàu lai Miên làm vua
một cõi ở tổng Kiên Hảo, chữ nghĩa kém, được sắm 4 cây mác thông cho
bọn hộ vệ khi đi hầu quan vì đường sá còn rừng rậm (con và cháu đều làm
cai tổng nối tiếp đến năm 1945).
— Cai tổng Trần Quang Huy (con của cai tổng Trần Quang Sô) cũng người
Miên, làm phó tổng Kiên Hảo. Cai tổng Sô tận tụy với thực dân từ buổi
đầu, bị nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực giết. Sau đó, Pháp ban chức phó
tổng cho Huy là nghĩ tới công lao của cha. Ngày trước, Pháp cho tổng Sô
hai cây súng, súng này giao lại cho Huy.
Người Việt Nam duy nhứt được Pháp tin cậy ban chức cai tổng là Nguyễn
Văn Nguơn, coi tổng Kiên Định, ngụ ở Tân Hội, một làng đông dân khi
Pháp đến và có công lớn là báo tin trước cho tên tham biện Rạch Giá về
việc Nguyễn Trung Trực sắp tấn công nhưng tên tham biện không tin lời
(vì oán xã Nguơn nên nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã giết lây một
số người công giáo ở Tân Hội, xóm của Nguơn cư ngụ). Cai tổng Nguơn
làm chúa một vùng, được cấp cho 6 khẩu súng, đặc biệt là 1 khẩu thần công
mà quân sĩ của Nguyễn Trung Trực bỏ rơi lại.
Với bọn cộng sự viên như thế, các tham biện ở giai đoạn đầu tỏ ra chán
nản. Chung quanh chợ, ngoài vài xóm đông đúc là rừng rậm, họ không
muốn đi thanh tra. Mãi đến năm 1901, viên bếp trạm (đi thơ từ công văn,
ngạch bếp) còn kêu nài để xin được giữ cây súng vì vùng Ngan Dừa (làng