LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 128

Xuyên. Từ Long Xuyên, dùng ghe mà chèo chống qua Rạch Giá.
Để thiết kế tỉnh lỵ, năm 1896, 4 xã Vĩnh Lạc, Vĩnh Hòa (Huề), Vân Tập,
Thanh Lương nhập lại gọi là làng Vĩnh Thanh Vân. Đến năm 1908 mới đặt
tên đường sá lại chợ và năm 1910, đưa dự án dùng đèn thắp bằng “ga” ở
đường phố.
Tàu buồm Hải Nam ra vào cửa Rạch Giá tấp nập. Vào tháng gió chướng
(gió mùa từ Đông Bắc), nhiều khi 20 chiếc cặp bến một lượt. Ty Thương
chánh hoạt động với quyền hạn không phân định rõ rệt vì cho rằng chỉ chịu
sự chỉ huy từ Sài Gòn mà thôi, không can hệ gì đến nhà cầm quyền ở tỉnh.
Năm 1887, viên chức Thương chánh xét bắt Hoa kiều ở chợ, tha hồ làm
tiền vì quả thật các tàu buôn Hải Nam vào bến chở theo á phiện lậu thuế để
bán lén theo hệ thống riêng cho các tỉnh miền Tây là nơi tập trung người
Huê kiều khá giả. Người Huê kiều thì ăn chịu với viên chức địa phương.
Ngoài ra, viên chức Thương chánh (bấy giờ gọi là Công—xi) lại còn bắt
buộc người làm nước mắm ở hòn Sơn Rái, thuộc tỉnh Rạch Giá phải đóng
thuế nhập cảng, lấy cớ trong nước có mắm muối, xem mấy người làm nước
mắm như đã chở muối lậu thuế. Mấy bang Huê kiều yêu cầu đừng đánh
thuế quá nặng những hàng hóa chở từ bên Xiêm vào chợ Rạch Giá, nhưng
không được chấp thuận. Bấy giờ, tàu Hải Nam chở vào nhiều nhứt là vải,
từ Xiêm hoặc từ Tân Gia Ba, đặc biệt có loại vải thông dụng (gọi là vải
Xiêm, vải tám Hạ, tức là từ Hạ Châu đem đến). Mặc nhiên, hàng hóa xuất
xứ từ Anh quốc lại cạnh tranh với hàng hóa Pháp ! Mấy viên cai tổng đồng
thanh phản đối việc tra xét của mấy ông tây “Công—xi”, khi đồng bào đến
chợ theo đường biển phải đi ngang qua Thương cảng. Năm 1886, hải quân
Pháp ra tận hònCổ Tron (Poulo Dama) để thám hiểm nhưng ngoài ấy
chẳng có nguồn lợi gì về kinh tế.
Việc bán gạo từ hải cảng Rạch Giá đã có từ đời Mạc Cửu do người Huê
kiều đảm trách độc quyền. Dịch vụ xay lúa tổ chức theo kỹ thuật cổ truyền,
dùng loại cối to, mỗi cối có bốn người cầm giàng xay, hai người sàng, một
người quạt, một người giần tấm.
Năm 1884, chợ có 6 trại xay lúa, sử dụng gần 40 cối to. Khi tàu Hải Nam
gần đến để ăn gạo, trại hoạt động suốt ngày đêm, dùng toàn sức người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.