Dọc theo bờ rạch gần mé biển, người Huê kiều cất khi dự trữ hàng hóa.
Tàu Hải Nam đến mua nhiều nhứt là gạo, chiếu, tiền kẽm, nước mắm, cá
khô, mắm ruốc cà ròn (bao bằng vàng), mật, sáp. Họ chở đến tô chén, bài
tứ sắc, vải bô, giấy tiền vàng bạc, mền, thuốc Bắc, pháo, nhang, trái cây
khô.
Lần hồi, thương cảng bớt hoạt động. Gạo xay máy từ Sài Gòn chở qua
Hương Cảng bằng tàu máy ít tốn sở phí hơn là gạo xay bằng sức người,
chở bằng ghe buồm ở Rạch Giá.
Về đường sá trong tỉnh, mãi đến năm 1907 chỉ thấy vài khúc lộ dở dang.
Theo sáng kiến của tham biện, con lộ từ chợ Rạch Giá đến Hòn Đất thành
hình, bắt dân làm xâu, đường trải đá ong Biên Hòa và trải đất hầm (đất
ruộng đốt cho chín rồi đập ra từng cục nhỏ). Dụng ý của bọn Pháp ở địa
phương là đắp đường theo mé biển ăn tới Hòn Đất nơi chúng chọn làm căn
cứ nghỉ mát ; từ trên Hòn nhìn ra vịnh Xiêm La, khung cảnh khá thơ
mộng. Điều bất lợi là con lộ này chạy ngang vùng còn rừng tràm, người
Miên sống rải rác. Trong tương lai, nhà nước hy vọng là nối lên Hòn Chông
thuộc Hà Tiên. Nhưng công tác này trở thành tốn kém vô ích, khí hậu Hòn
Đất không tốt cho lắm, đất hai bên lộ quá xấu, mở đường mà chẳng ích lợi
gì cho việc canh tác ! Bọn Pháp ở địa phương cố duy trì kế hoạch, lấy lý
do là để tới lui giữ an ninh đồng thời làm bờ đê chận nước biển. Lộ bị dẹp
bỏ vì rốt cuộc ai cũng nhìn nhận là lãng phí (lộ hãy còn di tích sát theo bờ
biển, song song với con lộ Rạch Giá, Hà Tiên đắp xa biển hơn lúc sau
này).
Con lộ thứ nhì là nền móng của lộ Rạch Giá, Cần Thơ. Năm 1907, nối liền
tới Minh Lương (khoảng 15 km), trải đá ong và đất hầm. Có kế hoạch nối
luôn tới Gò Quao rồi Long Mỹ. Mãi đến năm 1914, lộ Rạch Giá qua Cần
Thơ mới tiếp tục khởi công.
Việc chia ra quận (huyện) trở thành cấp bách, tham biện Rạch Giá nêu lý
do là dân số gia tăng, nhiều người từ tỉnh khác đến làm ăn nên khó kiểm
soát, diện tích của tỉnh lại quá rộng.
Vùng ở giáp ranh Cần Thơ và giáp ranh Bạc Liêu, Sóc Trăng cần mỗi nơi
một ông phủ hoặc ông huyện để coi sóc, ngoài ra, cần một quan huyện ở