LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 132

khẩn. Chủ tỉnh ra lịnh cho cai tổng Thanh Bình cứ ghi tên những người thật
sự đang canh tác và cho họ được ưu tiên vào bộ.
Theo thủ tục bấy giờ, hễ vô đơn xin tạm khẩn thì mặc nhiên được cấp cho
một biên lai. Với tấm biên lai có chữ ký của chủ tỉnh, bọn gian hùng cứ đến
địa phương mà tranh cản, tự nhận là sở hữu chủ, với diện tích rộng hơn. Ai
năn nỉ thì họ bán tấm biên lai với giá cao, bảo đó là tờ bằng khoán chánh
thức.
Khi hay tin kinh xáng Xà No sắp đào nối liền qua Rạch Giá, nhiều ông hội
đồng, cai tổng, thân hào đã vội làm đơn xin khẩn, căn cứ vào bản đồ con
kinh mà họ biết trước. Luôn luôn họ dành phía mặt tiền, giáp với bờ kinh.
Chủ tỉnh bác những đơn ấy không phải vì thương dân, chẳng qua là muốn
dành cho bạn bè, hoặc cho kẻ nào dám dâng tiền bạc hối lộ.
Có người vội cho rằng Pháp bày ra việc cử Hội đồng quản hạt, địa hạt, cai
tổng chỉ là để mua chuộc một số người Việt háo danh mà thôi. Thật ra,
những chức vụ ấy đem lại nhiều ưu thế trong việc khẩn đất. Nhờ chức vụ
mà giao thiệp dễ dàng nên họ biết kế hoạch đào kinh qua phần đất nào, khi
cho trưng khẩn thì họ vô đơn trước. Lại còn trường hợp nếu cho ai trưng
khẩn với diện tích lớn thì họ được hỏi ý kiến. Chủ tỉnh sẵn sàng cho họ
quyền ưu tiên trưng khẩn để bù lại việc họ làm ngơ cho chủ tỉnh chi tiêu
phí phạm ngân sách địa phương, hoặc tăng thuế, hoặc xuất công qű tu bổ
công sở... Họ vận động với quan trên, lo lót tiền bạc để xin phép sắm súng
cho bằng được, nhằm mục đích uy hiếp tinh thần dân chúng khi cần chiếm
đất. Khẩn đất cũng là cơ hội cho vài tên đầu cơ, mị dân, gây uy tín cá nhân
để ứng cử chức nghị viên Nam kỳ. Vào năm 1912, ký giả thực dân hạng
nặng là J. Adrien Marx đến quận Gò Quao để hướng dẫn kẻ bị mất đất làm
đơn tố cáo điền chủ và quan chủ quận về tội ăn hối lộ, lấn hiếp dân : 12
người Miên đã khẩn được 108 mẫu từ năm 1907—1908, vô bộ ở làng rồi,
thế mà điền chủ lại mướn tay em chừng 70 người đến đánh đập, tịch thâu
nông cụ lúc họ đang canh tác. Lại còn bọn kinh lý (họa đồ) Pháp thừa cơ
hội và cậy quyền thế để giựt đất một cách hợp pháp. Năm 1913, ấp Thành
Lợi (sau này trở thành làng Ninh Thạnh Lợi, phần đất cũ của làng Lộc
Ninh) được thành lập do 3 người xin khẩn nhưng ba năm sau, một viên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.