LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 134

đời Gia Long, vùng Rạch Giá được chú ý nhờ sáp ong và cá tôm. Làng
Vĩnh Hòa, làng Đông Yên ở hữu ngạn sông Cái Lớn thành hình từ lâu nhờ
nguồn lợi sân chim (sử chép là Điểu đình), những khu rừng mà hằng năm
loại chàng bè, lông ô (còn gọi già sói, marabout) tụ họp về làm ổ, sanh sôi
nẩy nở hàng chục vạn con, thợ rừng đến sân (nơi chim tụ họp) bao vây và
giết sống để nhổ lông bó lại đem bán cho tàu buôn Hải Nam. Thuở ấy
người Việt cũng như người Tàu đều ao ước có cây quạt kết bằng lông chim,
với đứa tiểu đồng đứng hầu quạt phe phẩy, tiêu biểu cho nếp sống phong
lưu. Thuế điểu đình vẫn duy trì, nhà nước thực dân cho đấu thầu nhưng giá
thầu ngày càng thấp, dân giết quá nhiều không chừa chim con. Gặp khi
giông tố bất thường, chim kéo đến khu rừng khác, người thầu không được
quyền truy nã theo để khai thác. Người trúng thầu thường là Huê kiều. Họ
có hệ thống tiêu thụ ở nước ngoài : giá thầu là 21.000 quan (1879), 20.000
quan (1880). Việc thầu sân chim có lúc bị bãi bỏ hoặc ngăn cấm. Năm 1908
cho khai thác trở lại. Những năm chót, nhà nước hương chức làng thầu với
giá tượng trưng. Năm 1912, một hội viên của Phòng Canh nông Nam kỳ
(cũng là tay khai thác đất đai nổi tiếng ở Hậu giang) lên tiếng xin nhà nước
cấm khai thác sân chim vì thuế thâu vào chẳng bao nhiêu mà gây tai hại
lớn. Theo bài toán của ông ta, chim có đến hàng trăm ngàn con bị giết mỗi
năm, mỗin gày một con chim già sói (marabout) ăn đến 20 con chuột, mất
chim thì hàng triệu chuột tha hồ sinh sôi nẩy nở. Đây chỉ là bài toán không
tưởng mà thôi.
Mật, sáp ong, cá tôm là nguồn lợi lớn và lâu dài hơn. Khi mới chiếm vùng
Hậu giang, đặc biệt là vùng Rạch Giá, những huê lợi này đều do nhà nước
giao lại với giá thầu tượng trưng cho các ông cai tổng, xem như là hình
thức mua chuộc rất có hiệu quả. Các ông cai tổng cứ chia ra từng sở nhỏ,
giao cho bọn tay sai thân tín thầu lại với giá cao. Kế đến là giai đoạn giao
cho hương chức làng thầu với giá phỏng định. Năm 1895, hương chức làng
thâu lợi quá nhiều đến mức dám hiến lại cho ngân sách tỉnh phân nửa số lời
mà họ thu được (2785 đồng).
Sáp là nguồn lợi làm cho xứ Rạch Giá nổi danh (người Miên gọi là vùng
Kramuôn—Sor tức là xứ sáp trắng) vì thời xưa ổ ong bám vào cây tràm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.