LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 136

dùng để lo hối lộ thông dụng nhứt (gọi khôi hài là “đút sáp”).
Thủy lợi, theo nghĩa là huê lợi cá tôm ở sông rạch được chú ý từ thời xưa.
Người Pháp lúc ban đầu cũng dùng chánh sách mua chuộc cai tổng và
hương chức làng bằng cách cho họ mua lại (tức là thầu) với giả phỏng
định.
Rừng tràm phát triển ở nơi đất thấp, vào mùa mưa thì nước ngập tràn. Rừng
ở Rạch Giá và luôn cả rừng tràm ở Hà Tiên, Châu Đốc, Cà Mau có thể so
sánh với vùng Biển Hồ ở Cao Miên về phương diện sinh hoạt của cá tôm.
Nước mưa dâng lên, cá lên rừng mà sanh đẻ, di chuyển. Rừng rậm với con
lăng quăng do trứng muỗi nở ra là thức ăn lý tưởng của cá. Khi mùa nắng
vừa bắt đầu, gió chướng thổi thì cá biết là nước sắp cạn, từng bầy tìm cách
ra sông, xuống rạch để khỏi chết khô. Bởi vậy, rạch ở rừng tràm là nơi tập
trung cá; loại cá đồng đắt giá như cá lóc, cá trê chở đem bán nơi xa được,
không chết dọc đường.
Dân địa phương từ lâu đã biết các đào đìa. ở vùng cỏ hoang hoặc giữa rừng
tràm, cá rút xuống đìa mà sống. Và khi đã quen thói, hằng năm cá lên rừng
vào mùa mưa, trở về rạch, về đìa khi mùa nắng bắt đầu. Nhiều đìa cá của
dân làng đào sẵn trong rừng hoang lại trở thành đìa của điền chủ vì phần
đất ấy đã bị trưng khẩn. Đìa đào ở trong rừng thì nhiều cá nhưng khó đem
cá về, lắm khi phải gánh cá hàng năm bảy cây số, nếu đìa ít cá thì bỏ luôn
chẳng ai thèm tát (đìa ở xa trong rừng gọi là đìa U Minh theo nghĩa là ở nơi
u u minh minh, tối tăm như địa ngục, mặc dầu không nằm trong vùng U
Minh).
Nhà nước bày lệ đấu thầu để thâu thuế nhiều hơn, mỗi lần đấu cho phép
khai thác trong ba năm. Điều kiện sách ghi rõ là sự “ích lợi của nông
nghiệp phải trọng hơn các điều khác” nhưng trong thực tế, việc đấu thủy
lợi làm giàu cho một số trung gian. Họ chia ra từng phần nhỏ rồi cho mướn
lại với giá cao gấp đôi hoặc gấp ba. Để bắt hết cá, kỹ thuật hữu hiệu nhất là
xây rọ với đăng sậy, tùy theo hình thể con rạch mà lựa chọn kiểu rọ thích
hợp. Nhiều cuộc tranh chấp xảy ra, người đấu thủy lợi nếu có thế lực thì cứ
phá đập giữ nước (của kẻ khác đang làm ruộng) để cá trên ruộng chạy
xuống rạch, gây nạn lúa háp vì ruộng bị cạn quá sớm. Hoặc người khai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.