LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 135

lâu ngày rụng xuống rồi trôi trên sông, không người vớt. Thời Tự Đức (và
có lẽ trước hơn), quan lại địa phương chia rừng tràm ra từng “ngan” tức là
từng lô nhỏ, lấy những con rạch thiên nhiên làm ranh giới. Nay hãy còn
dùng làm địa danh. Ngan Trâu, Ngan Dừa, Ngan Rít, Ngan Vọp. Nghề ăn
ong gọi là “ăn ngan”, lô rừng đem đấu thầu gọi là sở phong ngạn (phong là
ong, ngạn là bờ ranh). Phong ngạn tập trung ở những làng nhiều rừng tràm,
năm 1905, làng Vĩnh Lộc có tới 19 sở, làng Sóc Sơn 13 sở. Làng Đông
Thái có 4 sở to chạy theo địa phận làng, dài cỡ ba mươi cây số.
Chủ tỉnh Rạch Giá thảo ra điều kiện sách nhằm dành ưu tiên cho người
khẩn đất làm ruộng. Điều 2 ghi rõ : “Rừng thì lần lần có người khai phá
làm ruộng vì việc canh nông có lợi hơn, nên sự đấu giá này (đấu giá phong
ngạn) không buộc 3 năm, buộc một năm mà thôi. Nhưng mà chủ ngan phải
thưa cho nhà nước biết trước ngày 15/1 kế đó”.
Nghề khai thác phong ngạn lần hồi trở nên khó khăn vì gặp sự tranh chấp
của người làm đơn khẩn ruộng. Thoạt tiên, chủ đất xem khu rừng tràm là
của mình, tha hồ đốn cây để lấy huê lợi đầu tiên. Hoặc dân làng cứ đốn
cây, phá rừng. Báo cáo của làng Mỹ Lâm ngày 12/12/1911 cho biết : Năm
nay bị thất mùa màng, dân nghèo nàn quá, không có phương thế chi mà làm
ăn. Chúng nó cứ việc hạ tràm tươi mà cưa làm củi bán đổi gạo ăn (Hồ sơ
Miel et Cire). Diện tích rừng để khai thác ong mật bị thu hẹp vì thỉnh
thoảng rừng cháy, ong bỏ ổ đi nơi khác.
Nhưng lý do chánh khiến cho nghề phong ngạn suy đồi là trận bão lụt năm
Thìn (1904) khiến đa số rừng tràm bị ngã sập, rễ tràm vì ăn bám trên vùng
đất sình lầy nên chịu đựng không nổi. Tràm ngã xuống, sau này khi cày
cấy hễ gặp là đào lên đem về chụm bếp, gọi là tràm lụt (bão lụt). Đối với
ngân sách làng và ngân sách tỉnh, đây là sự hao hụt đáng kể. Để bù vào số
thuế phong ngạn, chủ tỉnh Rạch Giá giải quyết bằng cách bắt buộc dân
phải chịu thêm một thứ thuế phụ trội, cộng thêm với thuế thân mà dân phải
đóng. ở làng Mỹ Lâm, trước kia ngân sách dồi dào nhờ thuế phong ngạn,
nhưng vì dân bộ quá ít nên khi chia ra thì mỗi đầu người phải gánh đến
bốn đồng.
Sáp là sản phẩm qů, theo lệ xưa và mãi đến khi người Pháp đến, đó là món

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.