LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 137

thác thủy lợi làm cản trở lưu thông, ngăn cản không cho câu cá khiến
người địa phương ăn uống khổ cực, thiếu cá làm mắm dự trữ để làm mùa.
Nhiều làng đã xin quan trên bỏ việc cho thầu thủy lợi để dân làng tự do bắt
cá mà ăn. Nhưng khoản dự thâu ngân sách về thủy lợi hằng năm không thể
bỏ được, quan trên thường giải quyết bằng cách bắt buộc mỗi đầu dân
đóng thêm năm cắc hoặc một đồng để bù trừ lại.
Chủ đất có thế lực thường ngang nhiên đắp đập ở ngọn rạch, không cho cá
xuống khiến người xây rọ chịu thất thâu.
Dân Châu Đốc xuống Rạch Giá dạy nghề xây rọ. Dân Gò Công tới vàm
biển sông Cái Lớn phổ biến việc đóng đáy (trước năm 1912).

Việc thành lập làng mới

Người nhiều vốn để mộ dân đi khẩn hoang mà dám bảo đảm sẽ đóng đầy
đủ thuế thì được nhà nước chấp thuận cho lập làng mới. Đây là nguyên tắc
từ thời vua chúa nhà Nguyễn mà thực dân cho áp dụng trở lại để thâu thêm
thuế điền và thuế thân. Năm 1894, việc thành lập làng Vĩnh Hưng cho thấy
sự xuất hiện của bọn cường hào mới. Vùng đất này ở phía nam tỉnh Rạch
Giá, giáp ranh Sóc Trăng. Hai người giành nhau lập làng, cả hai đều là bá
hộ nổi danh thời bấy giờ, tuy là người Việt nhưng gốc Hoa kiều.
— Phan Hộ Biết (tục danh là bá hộ Bì) ở Bạc Liêu xin lập làng mới. Dân
do ông ta quy tụ sẽ lần hồi đóng thuế cho nhà nước. Ông ta đã xuất tiền túi
ra xây cất xong một nhà việc (công sở làng) trị giá 200 đồng.
— Bành Trấn thì đưa kế hoạch đào kinh do chính ông xuất vốn, mướn nhân
công. Lại cam kết rằng sau khi được chấp thuận lập làng thì sẽ có 150 dân
công do ông quy tụ, đóng thuế ngay (thuế này do chính ông xuất ra cho
dân mượn trước). Và tuy đất chưa thâu hoạch huê lợi, ông sẵn sàng chịu
thuế điền 1500 mẫu, đóng ngay cho nhà nước. Nếu nhà nước chịu cho
đứng tên làm chủ 1000 mẫu đất thì ông ta hứa bảo đảm đóng thuế cho 300
người trong những năm tới. Theo lời trong đơn, vùng này còn nhiều voi và
trộm cướp, lập làng thì đất trở thành tốt, thú rừng và bọn bất lương không
còn lai vãng. Kế hoạch của Bành Trấn được Thống đốc Nam kỳ chấp
thuận vì Bành Trấn vào đơn trước hơn Phan Hộ Biết. Nhưng lý do vẫn là
vì Bành Trấn chịu đóng thuế ngay, làng Vĩnh Hưng trở thành một tiểu quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.